Ngay cả trước khi Parasite đại thắng Oscar, nền công nghiệp phụ đề và lồng tiếng phim ảnh đang trên đà ăn nên làm ra. Ngày nay, Hollywood không còn là thế lực thống trị duy nhất trên thị trường phim ảnh. Thị trường ngày càng rộng mở và ngành streaming hiện nay không chỉ có phim trong nước mà còn bao gồm các loại phim lẻ – truyền hình nước ngoài.
Ở Mỹ, việc bản địa hóa sản phẩm (localization) không còn dành riêng cho dòng phim nghệ thuật. Công đoạn này ngày càng trở nên cần thiết cho các nền tảng Streaming muốn trình chiếu các series nước ngoài như Money Heist (do Tây Ban Nha sản xuất). Nền tảng Netflix còn cung cấp cả phiên bản lồng tiếng của series phim trên cho những ai không thích đọc phụ đề.
Chris Carey, giám đốc kiêm quản lý trưởng lợi nhuận của Iyuno Media, hiện đang là một trong những trung tâm phát triển nhất kinh doanh dịch vụ bản địa hóa sản phẩm. Iyuno (tiền thân trước đây là BTI studio) là một trong những công ty phụ đề – lồng tiếng (PD-LT) lớn nhất nước Mỹ. Chỉ riêng năm 2019, công ty đã thực hiện hơn 44 nghìn giờ lồng tiếng và 300 nghìn giờ làm phụ đề.
“Nói chung, thị trường của chúng tôi đang lên như diều gặp gió nếu xét về tiềm năng phát triển, sự cần thiết của ngành. Dù chiến thắng của Parasite được dư luận quan tâm nồng nhiệt, ngành PD-LT từ lâu đã có động lực phát triển từ quý đông trở lại đây, chúng tôi đã thấy điều đó, bộ phim ấy chỉ là một trong nhiều lý do mà thôi”. Chris Carey phát biểu.
Lồng tiếng cần một kịch bản khác
Kịch bản dành cho một bộ phim hoặc một series truyền hình
thường được sử dụng chung cho cả lồng tiếng lẫn phụ đề. Nhưng khi nền công nghiệp
phát triển, lồng tiếng và phụ đề bắt đầu hình thành những điểm riêng biệt về phương
pháp lẫn quá trình thực hiện.
“Chuyển hóa ngôn ngữ là một quá trình rất khác. Vì khi làm lồng tiếng, chúng tôi cần một kịch bản đã được chỉnh sửa để phù hợp cho việc đồng bộ khẩu ngữ”. Carey giải thích, “Đội ngũ lồng tiếng có khi phải sử dụng một kịch bản với ngôn ngữ nguồn không sát nghĩa lắm so với ngôn ngữ đích để chúng có thể đồng bộ với số âm tiết và chuyển động nhép môi của diễn viên”.
Chất lượng của bản lồng tiếng phụ thuộc vào độ khớp của khuôn miệng. Ảnh: Variety.
Nói cách khác, sự đồng bộ của khẩu ngữ và lời thoại rất quan trọng. Chất lượng của bản lồng tiếng càng cao, nhất là trong sự đồng điệu của từ ngữ và chuyển động môi càng khớp, khán giả sẽ dễ dàng bỏ qua và chú tâm vào câu chuyện.
“Khi dựng phụ đề, chúng tôi không cần phải lo về sự đồng bộ, nên chúng tôi hầu hết đều sử dụng ngôn ngữ được biên dịch sát nghĩa”, Carey giải thích, “Với việc phụ đề, chúng tôi chú trọng về độ dài của dòng phụ đề sao cho vừa với màn hình, thời gian phụ đề cần xuất hiện và chuyển tiếp hợp lý cho dòng tiếp theo. Nên phụ đề cần khớp về mặt thời gian, còn tiêu chuẩn và kỹ thuật thì khác nhiều so với lồng tiếng”.
Chi phí cho việc lồng tiếng đội giá gấp 10 lần
Theo tiêu chuẩn của nền công nghiệp này, lồng tiếng sẽ ngốn chi phí gấp 10 lần so với phụ đề. Một bản lồng tiếng chất lượng đòi hỏi chuyên môn sáng tạo, kỹ thuật, tài năng, và rất nhiều thời gian. Thông thường, bản lồng tiếng của một bộ phim điện ảnh mất từ 6 đến 12 tuần để thực sự hoàn thiện.
Carey mô tả quá trình lồng tiếng như sau: “Tôi cần một nhà ngôn ngữ học đảm nhiệm việc biên dịch. Dĩ nhiên là phải trả tiền công rồi. Sau đó tôi sẽ đem chừng 12 diễn viên lồng tiếng vào phòng thu, thu âm, biên đạo, rồi chỉnh sửa, hòa âm”.
Kỹ thuật viên âm thanh và hòa âm cũng là những nhân tố thiết yếu nhất. Ảnh: IndieWire.
Để tính đồng bộ cho từng câu thoại được đảm bảo, đội ngũ lồng tiếng phải dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực của mình, từ diễn viên cho đến đạo diễn âm thanh. Carey nhận định các diễn viên, đạo diễn không có kinh nghiệm lồng tiếng sẽ dễ sa lầy ở khâu này và việc lồng tiếng vì thế mà tiêu tốn tiền bạc lẫn thời gian hơn nữa. Kỹ thuật viên âm thanh và hòa âm cũng là những nhân tố thiết yếu. Giọng lồng tiếng khi thu âm tại chỗ và việc phối âm càng tự nhiên, người xem càng ít chú ý đến sự khác thường không thể tránh khỏi mà lồng tiếng mang đến cho các bộ phim.
Phụ thuộc vào văn hóa xem phim
Ở châu Âu, thị trường bất biến của Hollywood trong nhiều thập kỷ, việc có cần dựng một bản lồng tiếng cho sản phẩm hay không được phân chia theo từng khu vực. Pháp, Tây Ban Nha, Đức và Ý là 4 thị trường mà khán giả yêu cầu và mong đợi bản lồng tiếng. Bắc Âu, đặc biệt là vùng Scandinavian, lồng tiếng không phải là lựa chọn mang lại hiệu quả kinh tế.
“Ví dụ, người Đan Mạch học tiếng Anh ở cấp tiểu học, tiếng
Anh là ngôn ngữ thứ 2 ở Đan Mạch và ở các nước vùng Scandinavian. Nên họ không
cần bản lồng tiếng cho các nội dung tiếng Anh”, Carey giải thích.
Đối với các thị trường khác, việc có cần lồng tiếng hay không phụ thuộc vào văn hóa của thị trường ấy và vào hiệu quả kinh tế của quyết định ấy trong thời buổi thị trường toàn cầu thay đổi và mở rộng từng ngày.
Nhu cầu ngày càng phát triển
“(Nhu cầu lồng tiếng) đang trên đà phát triển, chúng tôi
nhận thấy một thị trường toàn cầu đang hình thành”, Carey chỉ ra sự thay đổi của
nghề LT-PD từ một thị trường một chiều dần thành một thị trường đa dạng, “Trước
đây, chỉ có Hollywood mới cần dịch vụ PD-LT. Giờ thì loại phim ảnh nào cũng cần”.
Carey ước tính một phần ba thị phần của công ty ông hiện đang tập trung vào mảng chuyển ngữ phim nói tiếng nước ngoài cho thị trường mà tiếng Anh không phải là ngôn ngữ chính và thứ chính. Đây cũng là mảng kinh doanh phát triển nhanh nhất và có nhu cầu cao nhất trong lĩnh vực PD-LT nói chung.
Các bộ phim tiếng Anh không còn là thế lực thống trị thị trường phim ảnh quốc tế. Ảnh: IndieWire.
Trong những năm gần đây, thị trường phim ảnh quốc tế thay đổi chóng mặt. Các bộ phim tiếng Anh không còn là thế lực thống trị thị trường phim ảnh quốc tế nữa. Sự phát triển dữ dội của dịch vụ streaming đã và đang tạo điều kiện cho các nội dung phim tiếng nước ngoài đa dạng tiếp cận những người xem quốc tế. Trên các dịch vụ truyền hình thuê bao (cần đăng ký dài hạn để tiếp cận nội dung), người xem cũng thử tiếp cận những chương trình, bộ phim mới lạ hơn.
Theo Carey, một số thị trường châu Á không thích những bản lồng tiếng như các “mọt phim” Mỹ, mà thích nghe giọng và để ý đến những cung bậc cảm xúc của các diễn viên đóng trong phim hơn. Nhưng nhìn chung, thị trường châu Á đang dần trở nên thích thú các bản phim lồng tiếng.
“Tình hình chung là lồng tiếng tương đối được ưa chuộng.
Nên vấn đề không phải là “các thị trường này có muốn một bản lồng tiếng hay
không”, mà là “giá cả sẽ như thế nào?”. Carey nói tiếp “Trong thời đại của công
nghệ, người ta ngày càng muốn đa nhiệm, họ muốn vừa có thể nấu ăn, vừa có thể
theo dõi các bộ phim, họ muốn bản thân vẫn có thể bắt nhịp với bộ phim mà vẫn
không cần chăm chú vào màn hình để đọc các phụ đề lời thoại”.
Carey nhận xét quyết định có đính kèm bản lồng tiếng trong một ngôn ngữ nhất định phụ thuộc vào phạm vi và đối tượng người xem mà nền tảng hoặc nhà phân phối nội dung muốn hướng tới. Vấn đề không nằm ở việc liệu đối tác có muốn một bản lồng tiếng hay không, mà nằm ở chỗ một công ty PD-LT có thể cung cấp một bản lồng tiếng với giá cả phải chăng và phù hợp với lợi ích kinh tế dựa trên số người đăng ký và nhu cầu quảng cáo của một kênh trong một khu vực nhất định hay không.
Thị trường Châu Á không mấy mặn mà lắm với các phim lồng tiếng. Ảnh: Forbes.
“Một công ty toàn cầu như chúng tôi đang mở rộng quy mô,
xây dựng một mạng lưới các diễn viên lồng tiếng, nhìn chung, chúng tôi đang cải
thiện năng xuất của công ty. Nên chúng tôi cố gắng tăng chất lượng của dịch vụ
và hạ thấp giá cả. Đây là một quy luật tự nhiên của bất kỳ ngành dịch vụ nào”.
Carey tin rằng với một cái giá hợp lý, nhu cầu lồng tiếng ở
những thị trường như châu Á sẽ được nhân rộng. Vào tháng 9/2019, công ty chuyên
PD-LT của Carey BTI Studio sáp nhập với tập đoàn Iyuno Media với niềm tin rằng
tương lai của ngành dịch vụ địa phương hóa phim ảnh nằm ở việc tự động hóa quá
trình chuyển ngữ ở một mức độ nhất định và hạ giá thành thông qua sử dụng trí
tuệ nhân tạo.
Lồng tiếng tốt đồng nghĩa với tương tác tốt
Bất lợi rõ ràng nhất của việc lồng tiếng là nếu chất lượng
lồng tiếng không tốt, khán giả sẽ không đoái hoài đến phim. Việc chuyển ngữ thiếu
tự nhiên, không có độ đồng bộ cao, âm thanh tệ, thì khán giả càng ít tương tác
với câu chuyện. Vậy trong trường hợp ngược lại, liệu một bản lồng tiếng chất
lương tốt có làm họ tương tác với câu chuyện nhiều hơn?
“Chúng tôi có dữ liệu – việc lập dữ liệu về việc này tương đối mới và chỉ xuất hiện trong những năm gần đây, nhưng dần trở thành xu hướng – cho thấy một bản lồng tiếng tốt đem lại nhiều tương tác hơn từ người xem”.
Chất lượng của bản phim lồng tiếng rất khắt khe. Ảnh: Polygon.
Dữ liệu mà Carey nói tới hình thành từ những báo cáo được tổng hợp từ các studio và nền tảng streaming đối tác được ông giữ bí mật về danh tính. Carey nhận định các đối tác của ông đã ghi nhận bằng chứng các người dùng nước ngoài có khả năng cao xem hết một series nếu họ chọn bản lồng tiếng cao hơn những ai chọn bản phụ đề.
Mặc dù không có dữ liệu công khai nào có thể đem đến kết luận cho câu hỏi “Liệu lồng tiếng có thể tăng độ tương tác của người xem với nội dung?”, việc các nền tảng Streaming lớn luôn đính kèm lồng tiếng như một tiêu chuẩn bắt buộc khi đưa nội dung đến nhiều thị trường, bao gồm cả những nơi nói tiếng Anh như ngôn ngữ chính, đã phần nào khẳng định câu trả lời cho nghi vấn trên.
Liệu thị trường Mỹ có bài xích lồng tiếng?
Sau chiến thắng lịch sử của Parasite tại Oscar 2020, Kevin Drum, blogger chính trị đã viết một câu chuyện cho tờ Mother Jones đã làm dậy sóng Twitter. Bài báo mở đầu với một câu tường thuật khẳng định mang tính khiêu khích “Không có gì đáng ngạc nhiên khi bộ phận khán giả Mỹ thích các phim lồng tiếng hơn là phụ đề” (tạm dịch). Khán giả Mỹ ngay lập tức bày tỏ sự phẫn nộ với ngụ ý ngầm rằng họ thiên vị các phim lồng tiếng.
Carey, người đã dành cả thập kỷ cộng tác với các studio Mỹ, các đạo diễn Hollywood và nghệ sĩ Hollywood, thừa nhận bản thân ông thích xem phim có phụ đề hơn là lồng tiếng, nhưng ông cũng tin rằng các “mọt phim” có sở thích như ông chỉ là thiểu số.
“Tôi nghĩ các ý kiến bài xích bản lồng tiếng chỉ là thiểu số đến từ IndieWire hay các mọt phim. Cộng đồng mà chúng ta danh nhiều thời gian cho không đại diện cho toàn thể người tiêu dùng Mỹ”, ông nói.
Thị trường bản địa hóa phim ảnh đang trên đà phát triển. Ảnh: IndieWire.
Carey tin rằng phần lớn các khán giả Mỹ và những người dùng dịch vụ Streaming bài xích bản phim lồng tiếng vì 2 lý do. Theo ông, một phần khán giả lớn tuổi đã có trải nghiệm không mấy tốt đẹp với những bộ phim lồng tiếng châu Á- Âu có chất lượng thấp vào những năm 70, 80 và chưa có cơ hội trải nghiệm những bản lồng tiếng tốt hơn. Nhưng, quan trọng hơn hết, cho đến ngày nay, khán giả đại chúng của Mỹ vẫn chưa được tiếp xúc nhiều với các nội dung nước ngoài như phần còn lại của thế giới.
“Tôi nghĩ chúng ta (thị trường Mỹ) không chào đón các bản
lồng tiếng vì một mặt, nền giải trí có vô số nội dung tiếng Anh đa dạng để chọn
lựa. Mặt khác, nội dung nước ngoài không có nhiều cơ hội tiếp cận khán giả Mỹ
vì lợi nhuận từ nền giải trí Mỹ đủ để nhà điều hành các nền tảng streaming và
các đàì thuê bao tồn tại và phát triển, nên họ không cần đến thị trường phim nước
ngoài nhiều.”
Streaming đang thay đổi thị trường PD-LT ở Mỹ
Theo Carey, thành công của Parasite chỉ là một phần nhỏ góp phần thay đổi thái độ về các phim nước ngoài của Mỹ. Vài năm trước, khi ông còn điều hành video streaming cho dịch vụ truyền hình cáp của Verizon, nhà đài chỉ dành rất ít thời gian cho nội dung không phải tiếng Anh.
Nhu cầu streaming càng cao kéo theo nhu cầu tiếp cận nội dung nói tiếng nước ngoài. Ảnh: Variety.
“Chúng tôi hầu hết chỉ mua những chương trình “hit” vì 80%
những nội dung được người dung mua hoặc thuê từ Pay TV luôn là những bom tấn
hàng đầu trong sáu tháng đầu các nội dung được đưa lên nền tảng”, ông nói.
Giờ đây, nhu cầu streaming của người dùng thay đổi kéo theo sự xuất hiện của các nền tảng streaming ngày càng nhiều và các gói dịch vụ cũng đa dạng theo. Carey nói “Giờ có streaming, lựa chọn cũng nhiều lên. Những nền tảng lớn như Netflix đều có những thư viện nội dung mở rộng để chống lưng cho các gói dịch vụ đa dạng dành cho người dùng. Ví như nhu cầu tìm phim drama, tìm phim hình sự và họ sẽ được tiếp cận những nội dung nước ngoài ngay”.
Carey cũng chú ý đến phương thức bản địa hóa mà các nền tảng streaming sử dụng, như việc tính toán tạo dựng một series gốc phụ thuộc vào khả năng tiếp cận toàn cầu của nó. Những ông lớn của công nghiệp streaming luôn có câu hỏi tương tự như vậy. “Việc sản xuất series đó sẽ tốn bao nhiêu? Cần bao nhiêu để xây dựng series? Bản địa hóa nó sẽ tốn bao nhiêu nữa?”, Carey nói thêm, “Giá của quá trình này liên quan mật thiết đến hai phương diện còn lại”.
Trong khi việc làm một bản lồng tiếng cho toàn thể thị trường mà phim nhắm tới là lựa chọn đảm bảo hiệu quả kinh tế, ngày nay, nhu cầu xây dựng cả bản lồng tiếng lẫn phụ đề ngày càng nhiều lên và sẽ tiếp tục tăng lên khi quá trình tự động hóa được hoàn chỉnh và chính nhu cầu PD-LT sẽ làm giảm đi giá cả của dịch vụ.
Mọt phim có nhiều sự lựa chọn hơn với các bộ phim nói tiếng nước ngoài. Ảnh: Indiewire.
Ở Mỹ, việc tiếp nhận phim lồng tiếng sẽ thay đổi tỷ lệ thuận với độ tiếp xúc. Một người dùng thường tìm kiếm các chương trình nước ngoài trên Netflix hoặc một nền tảng streaming lớn nào đó dựa theo trải nghiệm cá nhân và mở chức năng lồng tiếng lên. Nhưng liệu người xem có thể bỏ qua điểm khác biệt của bản lồng tiếng và chú tâm vào câu chuyện của series ấy hay không? Đó là câu hỏi đến nay vẫn chưa có câu trả lời chắc chắn.
Hiện tại, Onward, bộ phim được bản địa hóa và lồng tiếng VIệt của Disney đang trình chiếu tại các rạp BHD Cineplex, mua vé ngay hôm nay.
Theo Indiewire