Giới thiệu

Đã cảnh báo Đừng click vào đây bạn sẽ thất bại trong kinh doanh online rồi mà

Mình đã cảnh báo các bạn rồi mà các bạn vẫn click đấy nhé, thấy thú vị không nào! Bạn đừng lo lắng chả có link virus hay lừa đảo gì ở đây cả. Nhưng tại sao bạn cứ bỏ mặc và click vào! Đừng hoang mang bởi cũng sẽ có rất nhiều người khác hành xử giống bạn và nếu không click vào sẽ có cảm giác rất khó chịu. Ơ hay, vậy hiện tượng này gọi là gì? Thật ra các bạn vừa trải qua một trong những thủ thuật dẫn dắt kinh điển, một phương tiện để thuyết phục cú click chuột vô giá của bạn gọi là “chiến thuật phản tuân thủ”hoặc thường gọi là tâm lý học nghịch đảo. Thú vị chưa, nhưng mình nói vậy thôi, đừng đọc tiếp nữa.

 

Đừng đọc tiếp!

 

code4sales intro

Tâm lý học nghịch đảo (Reverse psychology) xảy ra khi bạn bắt một người nào đó làm một việc hoặc có một suy nghĩ cụ thể nào đó mà bạn muốn bằng cách đưa ra gợi ý trái ngược với với mục đích đó. Thí dụ như mình muốn các bạn làm hành động A, mình sẽ bảo rằng các bạn Đừng làm A. Chiến thuật này có hiệu quả dựa trên nguyên tắc rằng chúng ta không muốn được dạy bảo để làm một việc gì đó.

Sự bất tuân này mạnh tới nỗi chúng ta sẽ làm một cái gì đó mà chúng ta không muốn làm hoặc tin vào cái gì đó mà chúng ta không muốn tin. Mục đích của sự bất tuân này chính là để khẳng định quyền tự chủ của mỗi con người và thậm chí họ sẽ làm ngay cả khi đó là một việc hoàn toàn vô lý hoặc đi ngược lại sở thích. Nói cách khác, con người rất bướng bỉnh tới nỗi thực hiện hành động đó một cách vô thức mà không biết là bị dẫn dắt.

Hầu hết mọi người thường cho rằng mẹo này là thứ chỉ có thể sử dụng ở trẻ con. Một số khác cho rằng đây chỉ là một khái niệm mơ hồ cần loại bỏ ra khỏi khác niệm tâm lý học. Tuy nhiên hiệu quả của nó là có thật và nó có thể thật sự được áp dụng trong cuộc sống hàng ngày với hiệu quả đáng ngạc nhiên. Nhìn chung, nó không phải là có hiệu quả trên tất cả mọi người, chắc chắn không phải lúc nào cũng đúng, đôi khi còn bị đem lại kết quả không mong muốn, nhưng nếu sử dụng đúng cách và có trách nhiệm, nó có thể giúp chúng ta thuyết phục những người khó tính và đạt được mục đích.

 

Bạn muốn sự tự do và quyền tự quyết cá nhân

greece_archimedes

 

Vậy tại sao thủ thuật này lại có hiệu quả? Bằng cách làm ngược lại với yêu cầu được đưa ra, chúng ta đang cố gắng tái thiết lập sự tự do và quyền tự quyết. Hành vi này mang tính thích ứng (ở một mức độ nào đó) và có thể bắt nguồn từ lịch sử tiến hóa của loài người.

Theo nhà tâm lý học Paul Nail tại Đại học Central Arkansa, hành vi gây rối người khác (do làm trái lại yêu cầu của họ) có thể được thực hiện với mục đích gia tăng vị thế xã hội. Một người thường xuyên cau có, gắt gỏng, vốn có vị thế thấp trong totem xã hội có thể phá vỡ sự hài hòa trong một nhóm người với hy vọng rằng sẽ thu hút được những người khác đi theo họ. Cuối cùng, điều này có thể giúp gia tăng thứ bậc của họ hoặc thậm chí là dẫn tới việc thay thế quyền lãnh đạo.

Dưới góc độ tâm lý học, hành vi này được dẫn dắt bằng hiện tượng gọi là “điện kháng” (reactance) – một thuật ngữ đặt ra bởi nhà tâm lý học Jack Brehm từ những năm 1960. Điện kháng là hiện tượng mà chúng ta cảm thấy khó chịu khi sự tự do lựa chọn bị đe dọa. Điều này thường khiến chúng ta đi ngược lại với trào lưu và sẽ làm ngược lại với những gì người khác yêu cầu. Không quá ngạc nhiên, tâm lý học nghịch đảo hoạt động hiệu quả nhất đối với những người có điện kháng hay thay đổi và thường cau có, gắt gỏng.

Theo nhà tâm lý học Jeff Greenberg tại Đại học Arizona Tucson thì “Sự tự do chọn lựa thường mang lại sự kiểm soát… cho phép người ta có thể làm những gì tốt nhất phục vụ cho bản thân họ.” Việc từ bỏ quyền kiểm soát và không đứng lên cho quyền lợi cá nhân đôi khi là có hại, do đó xu hướng hình thành “điện kháng” ở con người có thể là một sản phẩm của quá trình tiến hóa nhằm đảm bảo an toàn cho họ.

 

Làm ơn dừng lại đi. Đừng đọc đoạn bên dưới nữa!

Trẻ em thường bị thu hút vào sự thuyết phục của hiệu ứng tâm lý học nghịch đảo. Điện kháng có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của chúng. Nhà tâm lý học người Áo Otto Rank đã tiến hành theo dõi từ hơn 1 thế kỷ trước và đưa ra kết luận rằng trẻ em tìm hiểu chữ “không” trước rồi mớ tới chữ “có”. Việc thực hiện những hành vi đối lập với quyền kiểm soát của cha mẹ là cách mà trẻ em phát triển ý thức về cá tính và qua đó, cảm giác về sự kiểm soát sẽ bắt đầu được hình thành.

 

Áp dụng thế nào cho đúng trong kinh doanh

job-dashboard

 

Bạn cũng có thể nói với khách hàng về cái mà bạn biết chắc rằng họ sẽ nói không, sau đó bạn đưa ra một phương án thay thế mà bạn muốn.

Ví dụ khách hàng tìm thấy bạn search từ khoá trên Google vời dòng tiêu đề: Đừng mua, đây là sản phẩm gây nghiện nguy hiểm đến túi tiền. Dựa trên nguyên tắc tâm lý học đảo ngược khách hàng sẽ vẫn cứ click vào link vì họ thích bất tuân những gì bạn nói. Tất nhiên nếu họ thích sản phẩm của bạn thì đôi bên đều có lợi. Bạn bán được sản phẩm và khách hàng cảm thấy có quyền lực do họ đã đưa ra quyết định.

 

Bản chất là sự lừa gạt, đừng lạm dụng

Các chiến thuật bán hàng thông qua kỹ thuật tâm lý ứng dụng đều mang lại kết quả rất cao. Chúng rất mạnh, cực kỳ mạnh để chốt sales. Tuy nhiên kỹ thuật tâm lý luôn có hai mặt. Bản chất của kỹ thuật phản tuân thủ là kỹ thuật đánh lừa tâm lý nên tôi khuyên bạn đừng lạm dụng nó vào mục đích xấu. Ta chỉ nên dùng kỹ thuật này khi:

  • Sản phẩm của bạn thực sự tốt
  • Chính sách bán hàng của bạn minh bạch và trong sáng
  • Bạn không cố tình trục lợi khách hàng hay ép buộc họ mua quá nhu cầu của họ hoặc thứ họ không muốn mua

Kỹ thuật phản tuân thủ muốn thành công một cách triệt để cần phải áp dụng đúng chiến lược canh trong kinh doanh với nhóm giá trị khác biệt so với đối thủ cạnh tranh.

 

Tất cả các kiến thức này tôi sẽ chia sẽ cho bạn tại buổi workshop

Thông tin vé

Vé mời miễn phí

Miễn Phí
Ngừng đăng ký online

Nhà tổ chức

Công ty TNHH Careerfinder Việt Nam

Tôi là Lê Thành Hồng Quân, CEO của Careerfinder Vietnam Co.,Ltd
Tôi đam mê công nghệ web, SEO, và kỹ năng mềm chốt sales trong kinh doanh.
Tôi muốn chia sẽ cho cộng đồng sự thành công của tôi
Hotline sự kiện: 0989 23 24 85

Liên hệ nhà tổ chức