Giới thiệu

"Cải cách hát ca theo tiến bộ
Lương truyền tuồng tích sánh văn minh"


Gần một trăm năm trước, sau nửa thế kỷ, văn minh Âu-Tây theo tiếng súng của người Pháp tràn vào Nam Bộ, làm thay đổi sâu sắc xã hội-văn hóa của xứ này, Đoàn cải lương Tân Thinh - Sa Đéc của ông Trương Văn Thông đã treo cặp câu đối trên như như một tuyên ngôn tiếp nối cho dòng chảy nghệ thuật của xứ.


Nam Bộ, với vai trò là vùng đất cuối cùng của lưu dân người Việt, là nơi giao thoa của nhiều dòng văn hóa khác nhau, tạo nên một phức thể văn hóa đặc biệt. Theo dòng lịch sử, vùng đất sông nước Đồng Nai, Gia Định tiếp nhận nhiều làn sóng văn hoá. Cá tính văn hóa của vùng đất Nam Bộ mang tính chất mở: nó thâu hóa tất cả những gì từ nơi khác hội tụ về đây. Do đó. nếu buổi đầu, dòng chảy văn hóa chính là Thuận Quảng thì không muộn hơn là bao là sự giao lưu với văn hóa Khmer, Hoa và sau đó là văn hóa Âu Tây. Đến đầu thế kỷ XX, văn hóa Nam Bộ đã trở thành một phức thể mang tính chất tổng hợp và đa dạng rõ rệt. Tính chất này thể hiện rất rõ trong các loại hình diễn xướng hình thành và phát triển ở vùng đất này.


Gần hai năm qua, các chương trình sân khấu của Diễn Xướng Nam Bộ(*) đã lần lượt giới thiệu những loại hình diễn xướng đã gần như mất đi không gian tồn tại: Hò, Lý, Hát Sắc Bùa đến các loại hình đã bị biến đổi từ gốc xa xôi: Hát Bóng Rỗi, cũng như loại hình sân khấu ước lệ đã qua thời kỳ hoàng kim, đang lay lất trong cửa đình cửa miếu: Hát Bội theo đúng trình tự lịch sử của vùng đất mới này. Tháng 08 vừa qua, CCD cũng đã giới thiệu Đờn Ca Tài Tử, loại hình diễn xướng được Unesco công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại để chuẩn bị một chương trình lớn hơn nhằm giới thiệu Cải Lương, loại hình diễn xướng cuối cùng được vùng đất Nam Bộ sản sinh. Cải Lương đã thủ đắc được vốn dân ca phong phú của miền này, kế thừa được những kinh nghiệm sáng tạo của các loại hình sân khấu khác và thừa hưởng các thành tựu từ Đờn Ca Tài Tử.


Diễn Xướng Nam Bộ kỳ cuối: "Vàng Son Lần Giở" sẽ điểm qua các loại hình nghệ thuật đã được Cải Lương thủ đắc, kể lại bối cảnh lịch sử hình thành Cải Lương, tái hiện các dạng thức cải lương đã từng vang danh với sự lần giở những giá trị vàng son của những người trẻ cùng các thế hệ diễn viên đi trước. 


Chương trình lần này sẽ là chương cuối cùng CCD gửi đến khán giả trong chủ đề DXNB để sửa soạn cho những dự án khác trong tương lai. CCD rất mong tái ngộ cùng quý vị khán giả đã theo dõi DXNB trong gần hai năm vừa qua.


Thời gian: 19g30 ngày 26/10/2019
Địa điểm: Sân Khấu Kim Ngân 144 Đinh Tiên Hoàng, Quận Bình Thạnh.


Trân trọng kính mời.


(*) Chuỗi chương trình Diễn Xướng Nam Bộ nhằm giới thiệu các hình thức diễn xướng dân gian xưa và nay của miền Nam, từ đó đưa lại cho khán thính giả những hiểu biết về bối cảnh văn hóa đặc biệt của vùng đất mới và những kiến thức cơ bản để nắm bắt, thưởng thức và góp phần bảo tồn, phát triển di sản văn hóa phi vật thể này.

Thiết kế ảnh bìa: Nguyễn Đức Huy. Ảnh gốc: Sỏi.

Thông tin vé

Vé sinh viên (Student Tickets)

150.000 VND
Vé ngừng bán online

Cần xuất trình thẻ sinh viên hợp lệ.
Appropriate student IDs need to be shown.

Vé phổ thông (General Ticekts)

250.000 VND
Vé ngừng bán online

Nhà tổ chức

Thư quán Cội Việt

Thư quán Cội Việt là một tổ chức xã hội làm về giáo dục cộng đồng trẻ Việt Nam thông qua các lớp học và tour giáo dục tạp trung vào các chủ đề xây dựng kiến thức xã hội nền tảng và các chuyên đề về văn hoá lịch sử Việt Nam. Tổ chức cũng tổ chức các hoạt động để hỗ trợ các bạn trẻ thực hành suy nghĩ biện chứng và đọc các tư liệu đa dạng.


Thư quán Cội Việt is a social enterprise in the field of youth education, offering classes and tours that range from foundational social knowledge to specialized topics in Vietnamese history and culture. The organization also arranges activities that support youths to engage in critical thinking and reading diverse texts.

Liên hệ nhà tổ chức