Giới thiệu

*SCROLL DOWN FOR ENGLISH*

“Hát bội hành tội người ta

Bỏ cửa bỏ nhà cũng vì hát bội”

Học giả Petrus Trương Vĩnh Ký đã từng định nghĩa hát bội như “một vở hát có nhiều vai tuồng, có nhiều người, cả bọn hiệp nhau lại, chớ chẳng phải một người hát mà nên đám đâu.”(1) Là một loại hình nghệ thuật dân gian của Việt Nam, hát bội đã trải qua rất nhiều thăng trầm của dòng lịch sử, tiếp nhận và hoà trộn các quy tắc cổ kịch Trung Hoa, nghệ thuật hát của Cao Miên, với những yếu tố bản địa để tạo nên một nghệ thuật đặc sắc rất phổ biến trong quần chúng. Vậy lịch sử của hát bội ở miền Nam đã trải qua những giai đoạn nào? Những yếu tố nào quyết định sự hay dở của một vở hát bội? Trong bối cảnh hiện tại của Việt Nam, hát bội có những thuận lợi cũng như khó khăn gì để tiến những bước tiến gần hơn đến quần chúng? Hãy cùng nghệ sĩ nhân dân (NSND) Đinh Bằng Phi, một người đã dành trọn tâm huyết đời mình cho hát bội, tìm hiểu sâu hơn về loại hình nghệ thuật độc đáo này trong chương trình CCD 3: Xây chầu hát bội.

Không tự nhận mình là nhà nghiên cứu, học giả chuyên ngành, hơn 50 năm qua NSND Đinh Bằng Phi đã nhẫn nại thực hiện một cuộc ghi chép bằng sự lắng nghe và tiếp thu những điều xảy ra trong giới làm nghệ thuật hát bội. Ông luôn cảm thấy may mắn được nghệ sĩ trong giới công nhận là một đồng nghiệp dù ông là người ngoại đạo, để từ đó ông chia bùi sẻ ngọt, ăn quán ngủ đình, nếm đủ vinh nhục của kiếp cầm ca. Cả đời đau đáu cho số phận nổi trôi của hát bội, có thể nói NSND Đinh Bằng Phi là người đã thay các nghệ sĩ đúc kết một cách có hệ thống những niêm luật, kỹ năng diễn xuất của loại hình nghệ thuật này. Những trang viết của ông luôn bày tỏ sự biết ơn và yêu mến tới những bậc tiền nhân đã cho ông bao bài học quý như: cô Ba Út, Hai Nhỏ, Ba Sáng, Ba Đắc, Năm Đồ, Năm Sa Đéc, thầy Thành Tôn, Công Chấn, Ba Lăng, Hoàng Bé, Châu Kỷ, Minh Biện, … (2)

(1) Nhìn về sân khấu hát bội Nam Bộ, NSND Đinh Bằng Phi. NXB Văn Nghệ.

(2) Trích dẫn từ bài viết ‘NSND Đinh Bằng Phi – Nhìn về sân khấu hát bội Nam Bộ’, báo Tuổi Trẻ. 

____________________________________________________________

“Oh the heavenly burden of hat boi

Makes one a stranger to home and its comfort.”

Scholar Petrus Trương Vĩnh Ký has once defined hat boi as “a play with many characters, involving the efforts of many instead of only one performer.”1 An art form that took its roots in the village life in Vietnam, hat boi has experienced the ebbs and flows of history, accepting and molding the principles of old theater from China and the arts of singing from Cambodian with Viet indigenous elements to create a unique kind of artistic performance beloved by local publics. So what are the different phases of hat boi’s history in the South of Vietnam? What are the factors that determine the success or failure of a hat boi performance? In the contemporary context of the country, what are the potentials and challenges that hat boi will face to bring itself closer to nowadays audiences? Please join CCD and performer Đinh Bằng Phi, a man who has dedicated his whole life to hat boi, to explore further this special art form in CCD 3: Echoing drums - The art of Hat boi.

For the last 50 years, performer Đinh Bằng Phi has patiently observed, listened, and recorded the events and milestones in the historical flow of hat boi. He always expresses a deep gratitude to the community of hat boi performers who have taken him in as a colleague, shared with him their joys and pains, traveled and performed with him, and given him insights into the life of performers. As a result of his life-long endeavor, performer Đinh Bằng Phi has deducted from his experiences a structural body of writings about the rules of hat boi, techniques in performance, as well as methods to understand and decode this art form. His writings is and will always be dedicated to his predecessors who have taught him valuable lessons about hat boi.2

(1) Book ‘Nhìn về sân khấu hát bội Nam Bộ’, Đinh Bằng Phi. Văn Nghệ Publishing House.

(2) Excerpt from article ‘NSND Đinh Bằng Phi – Nhìn về sân khấu hát bội Nam Bộ’, Tuổi Trẻ Magazine. 

Thông tin vé

Vé phổ thông (General Tickets)

150.000 VND
Vé ngừng bán online

Vé đi kèm với một món đồ uống miễn phí.

Tịcket comes with a free drink.

Vé sinh viên (Student Tickets)

100.000 VND
Vé ngừng bán online

Cần xuất trình thẻ sinh viên hợp lệ. Vé đi kèm một món đồ uống miễn phí.

Appropriate student IDs need to be shown. Ticket comes with one free drink.

Nhà tổ chức

Thư quán Cội Việt

Thư quán Cội Việt là một tổ chức xã hội làm về giáo dục cộng đồng trẻ Việt Nam thông qua các lớp học và tour giáo dục tạp trung vào các chủ đề xây dựng kiến thức xã hội nền tảng và các chuyên đề về văn hoá lịch sử Việt Nam. Tổ chức cũng tổ chức các hoạt động để hỗ trợ các bạn trẻ thực hành suy nghĩ biện chứng và đọc các tư liệu đa dạng.



Thư quán Cội Việt is a social enterprise in the field of youth education, offering classes and tours that range from foundational social knowledge to specialized topics in Vietnamese history and culture. The organization also arranges activities that support youths to engage in critical thinking and reading diverse texts.



Liên hệ nhà tổ chức