[et_pb_section][et_pb_row][et_pb_column type=”4_4″][et_pb_text]
Từ năm 2010, Disney đã remake nhiều dự án hoạt hình kinh điển của họ thành live-action từ The Jungle Book (Cậu Bé Rừng Xanh) cho đến The Lion King (Vua Sư Tử), và xu hướng này vẫn chưa dừng lại. Ít nhất hơn 10 dự án được đồn đoán là đang trong giai đoạn sản xuất.
Đặt vé phim tại: https://ticketbox.vn/movies/
Tại sao Disney vẫn kiên trì làm lại các bộ hoạt hình kinh điển của họ đến vậy? Lý do đơn giản là nhiều trong số này là những cỗ máy in tiền. Tương tự như Vũ trụ Điện ảnh Marvel, những dự án CGI và live-action là bàn đạp đến một giai đoạn tài chính dồi dào cho nhà chuột. 4 trong những dự án gần đây của Disney đã đạt doanh thu hơn 1 tỷ USD, 2 bộ phim khác thì cán đích với hơn 700 triệu doanh thu.
Bên cạnh lý do lợi nhuận, Johnny Depp và cú hit Cậu Bé Rừng Xanh (2016) cũng góp phần tạo nên cơn sốt phim làm lại của Disney. Nhưng trước khi đào sâu vào điều đó, trước hết ta phải nhắc lại khả năng làn sóng này của Disney đã bắt đầu vào nhiều năm trước.
Remake phim từ rất sớm
Trước khi có các bộ live-action của nhà chuột trở thành thứ không thể thiếu ở các rạp chiếu phim, tập đoàn này đã bật đèn xanh cho 3 bộ phim live-action là Cậu Bé Rừng Xanh, 101 Dalmatians (101 Con Chó Đốm) và 102 Dalmatians (102 Con Chó Đốm) vào các năm 90.
Vấn đề là các live-action đời đầu kể trên không có thành tích ấn tượng cho lắm. Phiên bản Cậu Bé Rừng Xanh năm 1994 chỉ thu về 43,2 triệu USD. 101 Chú Chó Đốm có thể được coi là ngoại lệ với 320,7 triệu USD toàn cầu, nhưng phần phim tiếp theo thì không thể cán mốc hơn 200 triệu USD. Trừ bộ phim năm 1994, những lời phê bình chê bai thậm tệ đối với các dự án còn lại cho thấy chúng không phải là nguồn lời vững chắc cho Disney.
Phải đến tận 2010, Disney một lần nữa mới có can đảm thực hiện một dự án làm lại phim tiếp theo là Alice in Wonderland (Alice Ở Xứ Sở Diệu Kỳ) với sự góp mặt của Johnny Depp.
Sao lớn, review tốt và thành công phòng vé
Lần này, con tàu remake phim của Disney có gì mới? Trước khi tham gia Alice Ở Xứ Sở Diệu Kỳ, Depp đã là một phần không thể thiếu của thương hiệu điện ảnh Cướp Biển Vùng Caribbean – đến năm 2010, thương hiệu đã đi đến cột mốc trilogy. Sự góp mặt của Depp trong vai Mad Hatter (Thợ Mũ Điên), cuộc phiêu lưu của Alice thu về hơn 1 tỷ USD toàn cầu. Một lần nữa, giới phê bình không mặn mà lắm với dự án này, nhưng bộ phim lại đạt được điều mà các dự án chuyển thể đời đầu không làm được: chiến thắng ở phòng vé.
Alice Ở Xứ Sở Diệu Kỳ là bộ phim chuyển thể sinh lời nhất tại thời điểm nó ra mắt trong lịch sử của Disney. Thành công trong những dự án tương tự sau này là một yếu tố thiết yếu giúp Disney đảm bảo nó không phải là một cú ăn may nhờ vào hào quang của Depp, đồng thời chứng tỏ những phim kiểu này cũng thu hút một bộ phận khán giả riêng.
Ba bộ phim chuyển thể tiếp theo đó của nhà chuột gồm Maleficent (2014) (Tiên Hắc Ám), Cinderella (2015) (Lọ Lem) và The Jungle Book (2016) (Cậu Bé Rừng Xanh) hầu như là đều là những phiên bản sát sao so với bản hoạt hình gốc, trừ Tiên Hắc Ám sáng tạo đôi chút khi kể câu chuyện của nó thông qua góc nhìn của nữ phản diện cùng tên.
Đặt vé phim tại: https://ticketbox.vn/movies/
Điểm sáng ấy cùng màn trình diễn thuyết phục đến từ Angelina Jolie giúp Tiên Hắc Ám lập thành tích 758 triệu USD. Lọ Lem mặc dù thu về kém hơn 542 triệu USD. Nhưng bộ phim được giới phê bình và khán giả đại chúng ưu ái hơn bất cứ anh chị em của nó trong tổ hợp phim remake Disney tính đến thời điểm bấy giờ. Và rồi Cậu Bé Rừng Xanh ra đời vào năm 2016.
Khác xa với phiên bản năm 1994, bản 2016 càn quét phòng vé toàn cầu. Review tốt và hiệu ứng truyền miệng giúp bộ phim sinh lời nhiều hơn 40% so với dự đoán ban đầu trong các tuần mở đầu. Nhiều ngươi còn cho rằng bản 2016 tốt hơn nhiều so với bản gốc 1967. Khi lượt trình chiếu của phim chấm dứt, phim đã đem về khoảng thu hơn 966 triệu USD (so với số vốn 177 triệu USD).
Và đây là thành công mà Disney đã luôn mong chờ. Vì Cậu Bé Rừng Xanh 2016 đã trở thành con dấu bảo chứng cho việc studio Disney có thể tiếp tục sản xuất những bộ phim tương tự và thôi thúc họ vạch ra kế hoạch cho những bản gốc kinh điển khác. Đến thời điểm hiện tại, những dự án hiện thời của nhà chuột cùng lắm chỉ ở mức B.
Đúng là Lọ Lem, Sleeping Beauty (Công Chúa Ngủ Trong Rừng) và Cậu Bé Rừng Xanh đều là những câu chuyện quen thuộc với khán giả đại chúng, nhưng chúng không thuộc về danh sách hoàng kim của Disney. Mà những cái tên được sản xuất trong giai đoạn 1989 và 1999 như The Lion King (Vua Sư Tử), Beauty and the Beast (Người Đẹp và Quái Vật), Aladdin, Mulan (Hoa Mộc Lan) và The Little Mermaid (Nàng Tiên Cá) mới là những cột mốc vàng son tạo nên thời kỳ Phục Hưng Disney bấy giờ. 5 bộ phim chuyển thể dựa trên những cái tên trên đã được trình chiếu hoặc trong giai đoạn chờ ngày ra rạp (Mulan 2020).
Thành công của The Jungle Book (2016) tiếp sức cho Disney
tiến hành phiên bản 2019 của Vua Sư Tử. Công nghệ được sử dụng cho câu chuyện cậu
bé Mowgli và những người bạn là kỹ thuật họ đã sử dụng cho hành trình lên ngôi
của Simba sau này. Nếu The Jungle Book thất bại ở phòng vé, chúng ta đã không
có bộ phim như Vua Sư Tử (2019), hoặc ít nhất là một phiên bản rất khác.
Nền tảng cho những bộ phim tương lai
Disney coi việc làm lại (hay chuyển thể) các bộ phim kinh
điển của họ là cách dễ nhất để thu lợi từ phòng vé. Những bộ phim này là
four-quadrent films (tạm dịch: phim tứ trụ), tức là chúng thu hút cả 4 nhánh
chính của khán giả đại chúng, gồm nam lẫn nữ trên và dưới 25 tuổi. Với chúng,
Disney vừa có thể đem đến sự hoài niệm cho những người hâm mộ phiên bản gốc, vừa
có thể thu hút những đứa trẻ, nhiều trong số này là con cháu của các fan đã lớn
lên với các bản phim gốc.
Trước khi Disney khởi động dịch vụ streaming Disney+ vào năm 2019, việc xem lại các tác phẩm gốc kinh điển của họ họ là một việc khó khăn. Trừ khi bạn vẫn còn sử dụng máy chạy băng VHS hoặc máy đĩa DVD/Blu-ray – thậm chí nhiều phim còn không có định dạng này, những bản phim sẽ luôn nằm ngoài tầm với.
Làn sóng chuyển thể và làm lại các dự án kinh điển “lên đời”,
kết hợp với sự ra đời và phát triển của các phim Marvel, là lúc Disney tự tin
thử sức với những bộ phim mạo hiểm hơn. A Winkle in Time (Nếp Gấp Thời Gian),
Black Panther (Chiến Binh Báo Đen) và Avnegers: Infinity War là ví dụ điển hình
cho điều này.
Nếu Disney cho ra đời Nếp Gấp Thời Gian nhưng không thành công như mong đợi, họ vẫn có thể trông cậy vào bộ phim Marvel tiếp theo đó hoặc trước đó và hào quang của nó sẽ làm sự thất bại ban đầu mờ nhạt đi.
Trong trường hợp này, Chiến Binh Báo Đen ra mắt trước đó không lâu (29/01/2018 – giờ Mỹ), và Avengers: Infinity War (23/04/2018 – giờ Mỹ) tiến ra rạp sau đó chính là cứu rỗi của Nếp Gấp Thời Gian (26/02/2018 – giờ Mỹ). Với thành tích lần lượt là 1,3 tỷ USD, 132,7 triệu USD và 2 tỷ USD, Nếp Gấp Thời Gian là cú flop duy nhất trong quý 2 2018 của Disney.
Một ví dụ nữa là Tomrrowland (2015) (Vùng Đất Tương Lai) với sự góp mặt của George Clooney. Bộ phim này được kìm kẹp trong 2 bộ phim là Avengers: Age of Ultron (1,4 tỷ USD toàn cầu) và Inside Out (Mảnh Ghép Cảm Xúc) của Pixar (857,6 triệu USDtoàn cầu). Vùng Đất Tương Lai do Brad Bird (The Incredibles – Gia Đình Siêu Nhân) cầm trịch vốn được dự định sẽ khởi động một thương hiệu điện ảnh lại chỉ mang về 209 triệu USD doanh thu, so với 190 triệu USD vốn.
Sau thất bại của Vùng Đất Tương Lai, Bird phát triển vài dòng cảm nghĩ nói đến xu hướng tìm đế mái ấm an toàn trong các thương hiệu điện ảnh ít rủi ro hơn của Hollywood.
Đặt vé phim tại: https://ticketbox.vn/movies/
“Các studio thỉnh thoảng nên cho phép bản thân có một hai
thương hiệu điện ảnh nào đó, và, như một cách để đầu tư cho tương lai, nên thử
sức với những ý tưởng mạo hiểm. Vì vào một lúc nào đó, Star Wars (Chiến Tranh
Giữa Các Vì Sao) được coi là một ý tưởng mạo hiểm ấy”, Bird nói với tờ
Entertainment Weekly vào năm 2015.
[/et_pb_text][/et_pb_column][/et_pb_row][/et_pb_section]