Giới thiệu

*SCROLL DOWN FOR ENGLISH*

 

"Kal bwei lai dalam pađwa rok hwơng tanrak pađiak
Ai ba asar pajaih mưng palei pakan drak alauk hamu bhum
Mei ppađik pajaih biruw tamư ragơm klak
Ar harơk danưy yawa xơp pwơc halim bơr.

Khi niềm vui tan trong nỗi đau vỡ hoang ánh nắng
tôi mang hạt giống thu hoạch phương xa
gieo cánh đồng làng
em nhân giống dân ca vào giai điệu mới
bờ cỏ vang vang ngôn ngữ được mùa."

 

(trích ASAR PAJAIH BƠL BIRUW - Hạt mùa mới, thơ Inra Sara)[1]

 

Nước Việt Nam có 54 dân tộc, mỗi dân tộc đóng góp một phần văn hoá của mình để dệt nên gấm vóc văn hoá Việt Nam. Mặc dù vậy, trong số những người Việt Kinh chúng ta, có mấy người có tâm ý và đủ cơ hội để hiểu sâu và tường tận về văn hoá đa dạng của các dân tộc còn lại, những người cùng chia sẻ lãnh thổ? Những gì chúng ta được dạy, được nghe, và được quan sát về họ liệu có hoàn toàn chính xác? Đâu đó, giữa những khoảng cách địa lý và tinh thần, liệu chúng ta có vội vã đưa ra những nhận định bề nổi về văn hoá của những người 'đồng mình' mà chưa thực sự lắng nghe những điều họ muốn nói và truyền đạt? Trong một thế giới đang ngày càng “phẳng”, việc vượt qua những thành trì định kiến để lắng nghe và thấu hiểu nhau hơn đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

 

Trăn trở vì những câu hỏi trên, chương trình CCD7 dành không gian đối thoại lần này cho một nhà thơ và nhà nghiên cứu đã dành cả cuộc đời và tâm huyết cho văn hoá của cộng đồng mình, một người con của dân tộc Champa. Sinh trưởng ở một trong những làng Chăm cổ nhất Việt Nam, nơi các gia đình vẫn sinh hoạt theo truyền thống Mẫu hệ, Inra Sara được đánh giá là một trong các nhà thơ gốc Chăm nổi tiếng của đất nước. Ngoài làm thơ, ông còn nghiên cứu, sưu tầm, dịch thuật văn học và ngôn ngữ Chăm, đồng thời là chủ biên của tuyển tập Tagalau[2], mục đích giới thiệu văn học Chăm và khuyến khích các cây bút Chăm trẻ tuổi. Ông còn là một nhà phê bình văn học được đánh giá cao vì luôn hướng tới những hướng tư duy phân tích mới trong văn học nghệ thuật như Tân hình thức hay Hậu hiện đại.

 

Chương trình CCD7 với nhà thơ Inra Sara mong muốn:

  • Cung cấp kiến thức phổ quát về sự đa dạng trong cộng đồng và văn hoá Champa, tập trung vào những thành tựu rực rỡ cũng như những đóng góp quan trọng của văn hoá Chăm vào nền văn hoá Việt Nam.
  • Đi sâu vào tìm hiểu sự giao thoa văn hoá trong lịch sử giữa hai dân tộc Chăm và Việt, cách hai nền văn hoá này tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau.
  • Chia sẻ những dự phóng về tương lai của cộng đồng Chăm trong mối quan hệ với các dân tộc anh em.

 

Thân mời các quý vị khán giả đến tham dự với CCD và nhà thơ Inra Sara.

 

____________________________________________________

In Vietnam where there are 54 different ethnicities, each group contributes their parts and together weave the cultural fabric of our country. Nonetheless, among us Kinh-Viet ethnicity, who actually harbors the intention and has the opportunity to go beyond the surface and gain in-depth understanding about the diverse cultures of the other ethnicities, those who share the same land with us? Were things that we have been taught and told about them completely accurate? Somewhere amidst our geographic and mental boundaries, have we hastily made 'surface' judgments about our 'countrymen' without actually listening to what they want to say? In a world that is turning increasingly flat, the act of traversing the walls of prejudice to genuinely listen and understand has become more urgent than ever.

 

Concerned with the aforementioned questions, CCD7 decides to give our discursive space this time to a poet cum researcher who has deidcated his life to the culture of his community, a true son of the Cham people. Grew up in one of the most anicent Cham villages in Vietnam where families still uphold matriarchal customs, Inra Sara is considered among the most famous Cham poets of Vietnam. In addition to poetry, he also researches, collects, and translates Cham literature and linguistics in the literature collection Tagalau[1], which he founded to introduce Cham literature and enourage young Cham writers to create works. Last but not least, he is a highly-acclaimed literature critic who places great values on new analytical approach in literature such as New Formalism or Postmodernism.

 

CCD7 and speaker Inra Sara wish to:

  • Provide general knowledge about the diversity within the Cham community and culture, emphasizing the important cultural achievements and contributions of the Cham community for the culture of Vietnam.  
  • Dig deeper into the historical and cultural intersection between the Cham and the Viet people, how these two cultures have interacted and influenced one another.
  • Share the speaker's projection about the future of the Cham community, nestled within their relations with the other 'compatriots'.

 

We are pleased to invite you to join our talk with CCD and poet/ researcher Inra Sara.

Thông tin vé

Vé phổ thông (General Tickets)

150.000 VND
Vé ngừng bán online

Vé đi kèm với một món đồ uống miễn phí.

Tịcket comes with a free drink.

Vé sinh viên (Student Tickets)

100.000 VND
Vé ngừng bán online

Cần xuất trình thẻ sinh viên hợp lệ. Vé đi kèm một món đồ uống miễn phí.

Appropriate student IDs need to be shown. Ticket comes with one free drink.

Nhà tổ chức

Thư quán Cội Việt

Thư quán Cội Việt là một tổ chức xã hội làm về giáo dục cộng đồng trẻ Việt Nam thông qua các lớp học và tour giáo dục tạp trung vào các chủ đề xây dựng kiến thức xã hội nền tảng và các chuyên đề về văn hoá lịch sử Việt Nam. Tổ chức cũng tổ chức các hoạt động để hỗ trợ các bạn trẻ thực hành suy nghĩ biện chứng và đọc các tư liệu đa dạng.



Thư quán Cội Việt is a social enterprise in the field of youth education, offering classes and tours that range from foundational social knowledge to specialized topics in Vietnamese history and culture. The organization also arranges activities that support youths to engage in critical thinking and reading diverse texts.



Liên hệ nhà tổ chức