Giới thiệu
*Scroll down for English*
Nền âm nhạc trẻ của Việt Nam bắt đầu hình thành từ những năm 1930 khi nhạc sĩ các giáo sư người Pháp từ Conservatoire sang Việt Nam dạy nhạc Tây Phương cho một số thanh niên ở Hà Nội. Từ 1940 nhạc miền Bắc trưởng thành với Tango, Slow nặng lòng hoài hương, hoài cổ, nhạc hùng, nhạc kháng chiến... Dưới ảnh hưởng của những bậc thầy, dòng nhạc của nhạc sĩ Hùng Lân, Văn Cao, Phạm Duy, Hoàng Giác, Lê Thương, Lưu Hữu Phước, Dương Thiệu Tước... đẹp như tranh và hoàn hảo đến mức sắt son vốn sẵn là đặc tính của người miền Bắc lại thêm tính thanh nhã của dân ca quan họ. Qúa trình phát triển tân nhạc miền Bắc là vậy, còn ở miền Nam, đặc biệt là với dòng nhạc Boléro thì sao?
Nếu nhạc Boléro phải mất đến 4 thế kỷ mới được đặt chân tới những thính phòng sang trọng Âu Châu thì ở miền Nam Việt Nam từ 1960 nhạc Boléro có số phận khác thường, thành công vì hội đủ bốn yếu tố: hợp thời, dễ thực hiện, dễ gây chú ý và mang tính xã hội. Boléro ở Sài Gòn lớn lên nhờ các ban nhạc, đài phát thanh, lò luyện giọng, đại nhạc hội, lớp dạy đàn mandolin, guitar, piano. Tầng lớp trí thức, thượng lưu, công chức, sinh viên cũng ưa chuộng vì Boléro như "con bạn ngọc”(*) trên sông nước kể lể chuyện đời thường, tình yêu, lừa dối, đợi chờ, nhung nhớ... Giới ca nhạc sĩ và người thưởng ngoạn Boléro ở miền Nam không hề biết rằng khi chấp nhận Boléro, là vừa gìn giữ “duyên quê” đồng thời đạt được ý tưởng xuyên quốc gia và quốc tế.
Cũng như Quan Họ, chỉ có chất giọng liền anh liền chị người Bắc Ninh hát mới thiết tha, giọng miền Nam hát Boléro rười rượi buồn mới dễ thành ... nhạc sến. Nhạc sĩ Franz Liszt cho rằng "Thương tiếc là vận mệnh vĩ đại của nghệ sĩ" nhưng buồn quá cũng không phản ảnh được đặc tính vốn sẵn vui tươi của người miền Nam. Vậy nên, có lẽ đã đến lúc tìm hiểu Boléro một cách thành khẩn để hướng Boléro thành ngọn lửa ấm áp bùng lên hơn là nước mắt lạnh lẽo nhỏ xuống. Ngạn ngữ của người du mục: "Nơi nào âm nhạc chạm tới nơi đó nở tung một bông hoa”, Boléro miền Nam có muốn là một bông hoa nhiệt đới đầy hương sắc ?
CCD 8 vinh dự được sự đồng ý làm diễn giả của NNC Trần Thị Vĩnh Tường, dù thời gian cô ở Việt nam rất ít ỏi. Chủ đề “Con đường Boléro” sẽ cùng quý khán giả tìm hiểu:
1. Lịch sử Bolero thế giới.
2. Lịch sử Tân nhạc VN (Bắc + Nam), định nghĩa “Nhạc sến”.
3. Bolero miền Nam từ đâu? Kích thước - Đặc điểm - Vai trò Bolero miền Nam
4. Tương lai Bolero miền Nam.
Chương trình còn có sự tham gia đặc biệt của Cô Ẩm Túy, ca sĩ, cựu học sinh Trưng Vương, Sài Gòn.
Thân mời các quý vị khán giả đến tham dự với CCD và cô Trần Thị Vĩnh Tường.
(*) Tiếng lóng miền nam: “con bạn ngọc, ông già dê, cải lương mùi mẫn”.
______________________________________
The New music of Vietnam was founded in the 1930's when musicians and professors from the Conservatoire in France started teaching Western-influenced music to the students in Hanoi. From 1940, the Northern new music matured with nostalgic Slow Tango and majestic revolutionary music. Under the teaching of these masters, many musicians florushed such as Hùng Lân, Văn Cao, Phạm Duy, Hoàng Giác, Lê Thương, Lưu Hữu Phước, Dương Thiệu Tước, to name a few. While the history of Northern New music has been recorded, what about in the SOuth, especially with Boléro?
While it took Boléro took almost 4 centuries to be accepted into luxurious conservatories in Europe, this musical form experienced a unique success in the South of Vietnam starting 1960, due to four characteristics: à la mode, easily carried out, attracting much attention, and socially relevant. Boléro in Sài Gòn proliferated with music bands, radio stations, voice training auditoriums, and musical classes for mandolin, guitar, and piano. It also captured the heart of the intellects, office workers, and students alike due to its poignant lyrics about the daily life, love, betrayal, and the pining for loved ones. Boléro singers, musicians, and appreciators of the South didn't relaize that, when they accepted Boléro, they were nurturing a musical form that is both "locally charming" and "globally spread".
Like how the music of Quan Ho can only be sung by the mellifluous voice of the Quan Ho singers from Bac Ninh, only the heart-rending Southern voices can fully convey Boléro's poignancy. The musician Franz Liszt contemplated that, "Mournful and yet grand is the destiny of the artist,", but too much sadness doesn't reflect the inborn happy-go-lucky attitude of Southern Vietnamese. So is it time for us to learn about Boléro under a more critical lense so it can ignite as a warm fire, and not just sorrowful tears. As an old saying goes, "Flowers bloom where music touches," will Boléro of the South blooms into a fragrant tropical flower?
To answer this question, CCD 8 is honored to invite researcher Trần Thị Vĩnh Tường, given her limited time in Vietnam. The talk is titled “The Boléro Path" will approach these questions with audience:
1. The world history of Bolero.
2. The history of New music in Vietnam (North and South), and the definition of “Nhạc sến”.
3. Where did Bolero in the South start? What are its scale, characteristics, and role in the Southern Vietnamese culture?
4. The future of Bolero in the South.
The program will also welcome special performance of Ms. Ẩm Túy, a singer and alumnae of the all-women high school Trưng Vương in Saigon.
CCD and researcher Trần Thị Vĩnh Tường kindly welcome you all to this talk!
Thông tin vé
Vé phổ thông (General Tickets)
150.000 VND
Vé ngừng bán online
Vé đi kèm với một món đồ uống miễn phí.
Tịcket comes with a free drink.
Vé sinh viên (Student Tickets)
100.000 VND
Vé ngừng bán online
Cần xuất trình thẻ sinh viên hợp lệ. Vé đi kèm một món đồ uống miễn phí.
Appropriate student IDs need to be shown. Ticket comes with one free drink.
Nhà tổ chức

Thư quán Cội Việt
Thư quán Cội Việt là một tổ chức xã hội làm về giáo dục cộng đồng trẻ Việt Nam thông qua các lớp học và tour giáo dục tạp trung vào các chủ đề xây dựng kiến thức xã hội nền tảng và các chuyên đề về văn hoá lịch sử Việt Nam. Tổ chức cũng tổ chức các hoạt động để hỗ trợ các bạn trẻ thực hành suy nghĩ biện chứng và đọc các tư liệu đa dạng.
Thư quán Cội Việt is a social enterprise in the field of youth education, offering classes and tours that range from foundational social knowledge to specialized topics in Vietnamese history and culture. The organization also arranges activities that support youths to engage in critical thinking and reading diverse texts.