Giới thiệu

“Hơn nhau tấm áo manh quần
Thả ra ai cũng mình trần như ai”

“Sống thì cua nướng, ốc lùi
Chết cũng nên đời, ăn những miếng ngon.”

 

Đã từ lâu, nền văn hoá truyền miệng dân gian của Việt Nam luôn coi trọng việc “ăn” và việc “mặc”. Những công việc đơn giản, tưởng như ngày thường ai cũng làm ấy, lại chính là những yếu tố định hình làm nên tính cộng đồng kết nối, cũng như thể hiện sự giao thoa trong các luồng văn hoá. Nếu như đa số chúng ta ít nhiều cũng khá thân quen với nếp ăn cách mặc trong đời sống dân dã (qua cả trải nghiệm trực tiếp và kinh nghiệm gián tiếp ông bà truyền lại), thì có mấy ai trong chúng ta biết hay quan tâm đến cách tầng lớp vua chúa quan lại trong triều đình Việt Nam từng ‘ăn’ và ‘mặc’ ra sao? Liệu họ có những thực hành gì khác với tầng lớp bình dân? Trang phục và ẩm thực triều đình Việt Nam giống và khác gì so với triều đình các nước Đồng Văn khác, đặc biệt là Trung Hoa?

 

Nhận thấy những khe hở còn trống trong cách chúng ta nhìn và hiểu các nếp ăn nếp mặc trong lịch sử hoàng tộc Việt Nam, CCD quyết định tổ chức chương trình CCD 5: Cung xưa Nếp cũ và chúng tôi vinh dự được mời nhà nghiên cứu Trịnh Bách làm diễn giả. Ông sang Mỹ từ năm 1972. Trước năm 1995, Trịnh Bách từ Mỹ trở về đã “mò mẫm” đi nghiên cứu các hiện vật, tư liệu lịch sử còn sót lại ở các bảo tàng, thư viện, các gia đình dòng dõi vua chúa, để tự trang bị cho mình một vốn kiến thức xúc tích về di sản cung đình. Sau đó, ông trở thành một trong những cá nhân đóng vai trò chủ chốt trong việc lưu trữ tư liệu về nếp văn hoá ăn mặc trong triều đình cũng như phục chế cổ vật của các vương triều Nguyễn. Chương trình CCD5 mong muốn:

 

  • Cung cấp cho khán thính giả những kiến thức cơ bản về các mẫu trang phục triều đình mà Trịnh Bách phục chế thành công (quá trình, chủng loại, trang trí mỹ thuật), cũng như sự tiếp biến và giao thoa giữa trang phục triều đình Việt Nam và Trung Hoa.
  • Chia sẻ thông tin về món ăn cung đình, đội thượng thiện chuyên nấu cho vua, các món ăn cung tiến vào cung được ban cho phi tần thế nào, vài món ăn tiêu biểu, sự thực và huyền thoại.
  • Đi sâu vào câu chuyện phục chế cổ vật trong bối cảnh đương đại: quá trình nghiên cứu và lựa chọn mẫu vật để phục chế, tìm kiếm nguyên vật liệu, hợp tác với nghệ nhân, kết quả của quá trình phục chế, những thuận lợi cũng như thách thức trong việc phục chế di sản văn hoá.

 

Trân trọng kính mời quý khán thính giả tham gia chương trình và giao lưu với nhà nghiên cứu Trịnh Bách cùng CCD.

 

___________________________________________________________________________________________

“We are different because of our covering attires
If we strip down, you would be no better than me”

“Living is for enjoying and eating delicacies
So we can taste all the best things by the time we breath our last”

 

For a long time, the oral traditions of Vietnam has emphasized “eating” and “dressing”. Even though they are things we do everyday, they are actually the crucial threads that construct and connect people in a community, and serve as intersection points of different cultures. While most of us are familiar with how lay people eat and dress (from direct experience or knowledge passed down from our ancestors), how many of us can claim that we are knowledgable about how the Vietnamese royal families used to ‘eat’ and ‘dress’? How are their daily practice and etiqutte different from normal people? How are the royal attires and cuisine of the royal Vietnamese families different from those of other cultures in the Sinosphere, especially China?

 

Realizing the gaps in how we historically view and understand the etiquettes in dressing and eating styles of the royal class in Vietnam, CCD decided to organize CCD 5: Etiquettes in the Ancient Palace. We are honored to have researcher Trịnh Bách as our speaker. Left for the US in 1972, he returned in 1995 and began the process of “digging”, researching about royal artifacts from historiography archived in museums, libraries, and families of royal desecendants, to arm himself with the knowledge about heritage from the royal palace. After that, he became one of the key players in archiving materials about cultural etiquettes (mostly clothing and cuisine) in the royal families, as well as preservation and restoration of the Nguyen dynasty’s artifacts. Through our program CCD5, we wish to:

 

  • Provide the audience with foundational information on the types of royal traditional attires that researcher Trịnh Bách has successfully restored (focusing on processes, categories, materials, and decorative patterns), as well as the intersection between royal attires of China and Vietnam.
  • Share information about royal dishes, the band of chefs that are specifically trained to serve the Emperor, how different dishes are used as offering in the royal palace, and examples (reality and legends) of certain dishes.
  • Dive into the story of artifact restoration in contemporary context: the process of research and selection of artifacts, searching for materials, the results that have been gained, as well as potentials and challenges for cultural heritage restoration in the country.

 

We welcome you to embark on this journey with CCD and researcher Trịnh Bách in CCD5.

 

Thông tin vé

Vé phổ thông (General Ticekts)

150.000 VND
Vé ngừng bán online

Vé sinh viên (Student Tickets)

100.000 VND
Vé ngừng bán online

Cần xuất trình thẻ sinh viên học sinh hợp lệ.

Appropriate student ID's need to be shown.

Nhà tổ chức

Thư quán Cội Việt

Thư quán Cội Việt là một tổ chức xã hội làm về giáo dục cộng đồng trẻ Việt Nam thông qua các lớp học và tour giáo dục tạp trung vào các chủ đề xây dựng kiến thức xã hội nền tảng và các chuyên đề về văn hoá lịch sử Việt Nam. Tổ chức cũng tổ chức các hoạt động để hỗ trợ các bạn trẻ thực hành suy nghĩ biện chứng và đọc các tư liệu đa dạng.



Thư quán Cội Việt is a social enterprise in the field of youth education, offering classes and tours that range from foundational social knowledge to specialized topics in Vietnamese history and culture. The organization also arranges activities that support youths to engage in critical thinking and reading diverse texts.



Liên hệ nhà tổ chức