Giới thiệu

Xướng Khúc Ngênh Xuân là kỳ số 03 trong hành trình “Diễn xướng Nam Bộ” được tổ chức dưới hình thức diễn giả trình bày kết hợp biểu diễn minh họa, nhằm mang đến kiến thức căn bản cho khán giả khi tiếp cận với hát sắc bùa.
 

Suốt 400 năm hình thành, miền đất Nam Bộ đã thâu nhận trong nó những dòng chảy văn hóa theo di dân đến nơi ở mới, kết hợp với văn hóa bản địa và điều kiện địa lý để tạo nên những hình thức diễn xướng vẫn giữ được hạt nhân gốc mà cũng có nét cải tiến thú vị. Theo đó, từ hát “xéc pùa” (nghĩa là đánh cồng, xách cồng) của người Mường sau khi kinh qua các vùng địa lý - văn hóa và chiều dài lịch sử đã đến Nam Bộ với tên gọi hát sắc bùa. Sắc bùa Nam Bộ, nay còn lưu giữ tại làng Phú Lễ (Bến Tre), vừa có tính nghi thức, nghi lễ tương tự như xéc bùa Mường hay sắc bùa miền Trung (Hà Tĩnh, Huế) lại vừa có thêm yếu tố hát góp vui, giải trí. Hoạt động bùa chú cũng là “đặc sản” của sắc bùa Nam Bộ mà xéc pùa Mường hay sắc bùa miền Trung không có.
 

Do vậy mà có thể nói, hát sắc bùa Nam Bộ là một hình thức diễn xướng tổng hợp với hai phần độc lập: phần diễn xướng có tính chất nghi thức, chúc tụng và diễn xướng thuần nghệ thuật. Vào đêm 30 Tết cho đến mồng 7 tháng Giêng, các đội sắc bùa từ 4-12 người sẽ vừa di chuyển vừa hát trên “sân khấu” chính là những con đường làng để báo hiệu cho người dân biết sự hiện diện của mình. Vào đến nhà nào, đội sắc bùa sẽ hát chúc tụng và thực hiện các nghi lễ bùa chú theo trình tự; kết thúc phần nghi lễ, đội sắc bùa sẽ hát góp vui theo yêu cầu gia chủ với các bài lý, bài vè,… Sự có mặt của đội hát sắc bùa với tiếng trống, phách, sanh tiền rộn ràng mang đến không khí phấn khởi không chỉ cho gia chủ mà còn chính vùng không gian mà câu hát lời ca sắc bùa vọng đến.
 

Hát sắc bùa với sự xê dịch qua không gian - thời gian của nó là cơ hội để chúng ta đối thoại với quá khứ; nhìn về số phần của “du ca” ngày nay để từ đó có sự dự phóng cho tương lai.

Tham khảo: Đặc khảo về sắc bùa. Trung tâm Văn hóa TP.HCM. Xuất bản năm 2000


Giới thiệu về diễn giả: Nhạc Sĩ Lê Hải Đăng.
 

Sinh ngày 09 tháng 9 năm 1972 tại Hải Phòng, nhạc sĩ Lê Hải Đăng học âm nhạc từ năm 9 tuổi, tốt nghiệp Nhạc viện Hà Nội năm 1996 với hai chuyên ngành Lý luận và Guitare. Anh từng đảm nhận vị trí Trưởng ban Văn hóa Cổ truyền, Trưởng ban Di sản Văn hóa – Viện nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật tại thành phố Hồ Chí Minh, có nhiều năm sưu tầm, nghiên cứu dân ca, văn hóa nghệ thuật dân gian, truyền thống và được biết đến với tư cách là Nhà nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật. Anh cũng là người đã ký âm cho rất nhiều bài hát của sắc bùa.
 

Nội dung chương trình:
 

  1. Giới thiệu khái quát về hát sắc bùa

  • Từ “xéc pùa” đến “sắc bùa”
  • Vì sao chỉ có ở Nam Bộ, sắc bùa mới có hoạt động bùa chú?
  1. Hát sắc bùa: “Động” và “Tĩnh”

  • Sắc bùa: Du ca trên mọi nẻo đường.
  • Nghi thức, nghi lễ của sắc bùa
  • Tính chất âm nhạc của sắc bùa
  1. Thảo luận: Hát sắc bùa ngày nay.

  • Không gian biểu diễn của sắc bùa đang mất dần.
  • Những giá trị của hát sắc bùa.

Cùng các tiết mục minh họa do ban sắc bùa Bến Tre thực hiện.

Thông tin vé

Vé sinh viên (Student Tickets)

150.000 VND
Vé ngừng bán online

Cần xuất trình thẻ sinh viên hợp lệ.
Appropriate student IDs need to be shown.

Vé phổ thông (General Ticekts)

250.000 VND
Vé ngừng bán online

Vé VIP

350.000 VND
Vé ngừng bán online

Vé bao gồm 1 phần nước uống miễn phí và quà tặng của chương trình.

Nhà tổ chức

Thư quán Cội Việt

Thư quán Cội Việt là một tổ chức xã hội làm về giáo dục cộng đồng trẻ Việt Nam thông qua các lớp học và tour giáo dục tạp trung vào các chủ đề xây dựng kiến thức xã hội nền tảng và các chuyên đề về văn hoá lịch sử Việt Nam. Tổ chức cũng tổ chức các hoạt động để hỗ trợ các bạn trẻ thực hành suy nghĩ biện chứng và đọc các tư liệu đa dạng.



Thư quán Cội Việt is a social enterprise in the field of youth education, offering classes and tours that range from foundational social knowledge to specialized topics in Vietnamese history and culture. The organization also arranges activities that support youths to engage in critical thinking and reading diverse texts.



Liên hệ nhà tổ chức