Giới thiệu

**PLEASE SCROLL DOWN FOR ENGLISH**

Trò chuyện và thảo luận: Cách các nghệ sĩ chất vấn mối quan hệ giữa giới và xã hội
Cùng Himiko Nguyễn, Phương Nguyễn và Fritz Faust

Thời gian: Thứ Sáu, 21/06/2019, từ 18h30 – 20h30
Ngôn ngữ: Tiếng Việt và Tiếng Anh cùng phiên dịch

Giá vé:
- Đặt trên ticketbox.vn: 120,000 đ/ vé thường (80,000 đ/vé dành cho sinh viên, học sinh và thành viên Salon Saigon)
- Tại cửa vào Salon: 150,000 đ/vé thường (100,000 đ/vé dành cho sinh viên, học sinh và thành viên Salon Saigon)

 

** Cách chúng ta cư xử và thể hiện bản thân được định hình bởi các nền văn hóa mà chúng ta đang sống trong đó. Từ giữa thế kỷ XX, các nhà triết học, nhà khoa học xã hội và nhà sử học đã đưa ra giả thuyết rằng giới tính -  vai trò, đặc điểm và hoạt động phân biệt đàn ông với phụ nữ - không phải là bẩm sinh mà là do xã hội tạo ra. Các hành vi được cho là nữ tính hoặc nam tính khác nhau từ nền văn hóa này sang nền văn hóa khác và qua các thời kỳ.

Theo các nhà xã hội học, giới là cấu trúc của các mối quan hệ xã hội tập trung vào lĩnh vực sinh sản và tập hợp các thực hành (được điều chỉnh bởi cấu trúc này) mang lại sự phân biệt sinh sản giữa các cơ thể vào các quá trình xã hội. Nói một cách không chính thức, giới liên quan đến cách xã hội loài người giải quyết các vấn đề liên quan đến cơ thể con người, và những hậu quả của các cách giải quyết đó trong cuộc sống cá nhân và số phận tập thể của con người.

Nhiều nghệ sĩ đã sử dụng các tác phẩm của họ để nghiên cứu, chất vấn và phê bình các mối quan hệ giữa giới và xã hội, thách thức vai trò truyền thống của phụ nữ, hướng đến các chủ đề như phụ nữ trong môi trường gia đình và công cộng, và các tiêu chuẩn thông thường về cái đẹp. Nhiều nghệ sĩ cũng chất vấn quan điểm nam tính, nghiên cứu cách những áp lực xã hội và phương tiện thông tin đại chúng chuyển tải và định hình kỳ vọng của chúng ta về đàn ông.

Cuộc thảo luận này sẽ mở ra một cuộc trò chuyện về các vấn đề giới từ quan điểm nghệ thuật và kinh nghiệm cá nhân của những người tham gia bao gồm nghệ sĩ Himiko Nguyễn, doanh nhân Phương Nguyễn và nghệ sĩ trình diễn Fritz Faust.

** Về những người tham gia trò chuyện và thảo luận:

Himiko Nguyễn

Himiko Nguyễn (sinh năm 1976, Tiền Giang, Việt Nam) là một trong những nghệ sĩ đầu tiên ở miền Nam Việt Nam thử nghiệm các phương tiện nghệ thuật đương đại mới. Himiko được biết đến với những sắp đặt phức tạp với những thông điệp về vấn đề bản sắc và giới tính. Tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật TP.HCM chuyên ngành Điêu khắc vào năm 2005, Himiko đã thành lập và điều hành không gian nghệ thuật Himiko Visual Café, đây là một phòng trưng bày và quán cà phê dành cho các nghệ sĩ trẻ để giới thiệu các tác phẩm mới và tổ chức các sự kiện giáo dục đa dạng. Cô đã tham gia nhiều triển lãm nhóm như: Trình diễn NIPPAF 06 Mùa hè, Nhật, 2006; Các nghệ sĩ châu Á gặp gỡ Nam Mỹ; Cheongju Complex Cultural Center, 2007; Chương trình Lưu trú của nghệ sĩ châu Á, Hàn Quốc, 2007; ‘Kết nối: Quang cảnh nghệ thuật Việt Nam’, IFA Gallery, Berlin, Đức, 2009. Từ năm 2010 đến 2011, Himiko Nguyễn đã tổ chức ‘THE HAPPENING’, chuỗi 15 triển lãm đã diễn ra cả năm với sự tham gia của 13 nghệ sĩ trẻ người Sài Gòn tại Himiko Visual Café. Các triển lãm cá nhân chính của cô bao gồm ‘I see’ (Tôi thấy), 2006;  ‘Closer’ (Gần nữa), 2007; ‘Pluralistic World’ (Thế giới đa nguyên), 2007; ‘Come out I’ (Ngoài sáng I), 2011 và ‘The old dreams’ (Những giấc mơ cũ), 2011. Vào tháng 7 năm 2012, cô ấy bị chấn thương sọ não sau một vụ tai nạn xe máy nghiêm trọng. Tuy nhiên, cô đã hồi phục một cách kỳ diệu sau chấn thương và say mê trở lại để làm nghệ thuật, giống như tên nghệ sĩ của cô ‘Himiko’ - trong tiếng Nhật có nghĩa là đứa trẻ tìm thấy lửa. Vào năm 2018, Himiko đã trưng bày ‘‘Come out II’ (Ngoài sáng II) và mở cửa cho khán giả tới xem tại studio của cô.

Phương Nguyễn

Phương Nguyễn (sinh năm 1986, Sài Gòn, Việt Nam) đã có 10 năm sống ở Anh. Tốt nghiệp bằng Cử nhân Kinh tế & Quản lý tại Đại học Oxford, cô đã dành 3 năm làm việc với ngân hàng đầu tư JPMorgan tại London. Cô trở về Việt Nam vào năm 2012 để tập trung vào việc xây dựng doanh nghiệp của riêng mình, đồng thời tham gia tích cực vào các hoạt động hỗ trợ trong cộng đồng nghệ thuật đương đại và LGBT.

Fritz Faust

Fritz Faust (sinh năm 1991 tại Đức) là một nghệ sĩ trình diễn, tốt nghiệp với bằng Thạc sĩ về Nghệ thuật Điêu khắc và Trình diễn từ trường Royal College of Art tại London và bằng Cử nhân Âm nhạc về Chỉ đạo Sân khấu Opera từ Học viện âm nhạc Hanns Eisler tại Berlin. Thực hành nghệ thuật của Fritz tập trung vào trình diễn và làm việc với cơ thể, không gian và âm thanh tiếp cận với các khái niệm về hóa trang, thần học, mộng học, hoạt hình và chính trị của cơ thể bị thay đổi. Fritz đã giới thiệu các tác phẩm trình diễn solo và hợp tác của mình trong các triển lãm đa dạng và tại nhiều địa điểm khác nhau trên thế giới, phải kể đến như ‘there‘s not much...’, Shenzhen Independent Animation Biennale, China (2018); ‘unruhige formen’, Festung Franzensfeste European Biennial of Contemporary art, Italy (2017); Bird Language III / Revolve Performance Art Days, Uppsala, Sweden (2017); ‘All I have never seen’, Green Rooms, London (2017); ‘sound beneath earth’, Dyson Gallery, London (2016); ‘gravitas I’, Galeria Labirynt, Lublin, Poland (2016); ‘間 – ma’, Deutsches Theater, Berlin (2015); ‘The myth of homo rudolfensis’, Venice Biennale, Italy (2014). Fritz hiện đang sống và làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh theo Chương trình Giảng dạy tại Châu Á (Tháng 8 năm 2018 - Tháng 8 năm 2019), được cấp học bổng bởi Robert Bosch Stiftung. Anh giảng dạy bộ môn Quan hệ Văn hóa tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh và nghiên cứu về nghệ thuật trình diễn tại Việt Nam. Fritz cũng là giám đốc của Transient Creatures, một lễ hội văn hóa, kết nối nghệ thuật trình diễn, nghệ thuật queer và văn hóa ẩm thực tại Sài Gòn năm 2019.

--- --- --- --- --- 

Panel Discussion: how artists examine the relationship between gender and society

With Himiko Nguyen, Phuong Nguyen and Fritz Faust


Date: Friday, 21/06/2019, từ 6:30PM – 8:30PM
Language: English and Vietnamese with translation

Entrance ticket :

- Ticketbox.vn: 120,000vnd (80,000vnd for students and Salon Saigon members)
- At the door: 150,000vnd (100,000 students and Salon Saigon members)

 

** The ways we behave and express ourselves are shaped by the cultures in which we participate. Since the mid-twentieth century, philosophers, social scientists, and historians have theorized that gender—the roles, characteristics, and activities that distinguish men from women—are not innate but socially constructed. Behaviors thought to be feminine or masculine differ from one culture to another and across time periods.

According to socialogists, Gender is the structure of social relations that centres on the reproductive arena, and the set of practices (governed by this structure) that bring reproductive distinctions between bodies into social processes. To put it informally, gender concerns the way human society deals with human bodies, and the  bodies, and the many consequences of that “deal” in our personal lives and our collective fate.

Many artists have used their work to examine, question, and criticize the relationships between gender and society, challenge traditional roles of women, addressing topics such as women in domestic and public spheres, and the conventional standards of beauty. Many artists have also addressed masculinity, investigating how societal pressures and mass media inform and shape our expectations of men.

This dicussion will open up a conversation on gender issues from artistic views and personal experience of panelists including artist Himiko Nguyen, entrepreneur Phuong Nguyen and performance artist Fritz Faust.

**About panelists:

Himiko Nguyen

Himiko Nguyen (b. 1976, Tien Giang, Vietnam), graduated with MA in Scuplture from HCMC Fine Art University, is one of the early artists in Southern Vietnam experimenting new mediums of contemporary art. Himiko is known for her intricate installations with provocative messages about self identity and gender issues. Graduated from University of Fine Arts with major in Fine Art - Sculpture department in 2005, Himiko Nguyen established and run the first alternative art space named Himiko Visual Café, which was a gallery and cafe for young artists to showcase their new practices and to hold various educational events. She has participated in many group exhibitions including Performance of NIPPAF 06 Summer, Japan, 2006; Asian artists meet South American; Cheongju Complex Cultural Center, 2007; Asian Artists in Residence Program, South Korea, 2007; “Connect: Art Scene Vietnam”, IFA Gallery, Berlin, Germany, 2009, to name a few. From 2010 to 2011, Himiko Nguyen had organized "THE HAPPENING" project, 15-exhibition series was running the whole year with the participation of 13 young Saigonese artists at Himiko Visual Café. Her major solo exhibitions include ‘I see’, 2006; ‘Closer’, 2007; ‘Pluralistic World’, 2007; ‘Come out I’, 2011 and ‘The old dreams’, 2011. In July 2012, she had traumatic brain injury after a severe motorbike crash. Yet she has magically recovered from the injury and passionately returned to make art, just as her artist name ‘Himiko’ – in Japanese means the child who finds fire. Gradually recovering from the accident, Himiko exhibited ‘Come out II’ at her studio in 2018.

Phuong Nguyen

Phuong Nguyen (b. 1986, Saigon, Vietnam) had 10 years living in the UK. Graduating with a Bachelor degree in Economics & Management from the University of Oxford, she spent 3 years working with the investment bank JPMorgan in London. She returned to Vietnam in 2012 to focus on building her own business, while taking an active part in supporting activities in the contemporary art and LGBT communities.

Fritz Faust

Fritz Faust (born 1991, Germany) is a performance artist who earned his MA in Scuplture and Performance from Royal College of Art in London and BMus in Opera Directing from Hochschule für Musik Hanns Eisler (Hanns Eisler Academy of Music) in Berlin. His artistic practice focuses on performance and working with body, space and sound touching on the notions of masking, divinity, oneirology, animality and politics of the altered body. Fritz has been presented his solo and collaborated works in various exhibitions and numerous venues internationally, including ‘there‘s not much...’, Shenzhen Independent Animation Biennale, Trung Quốc (2018); ‘unruhige formen’, Festung Franzensfeste European Biennial of Contemporary Art, Ý (2017); Bird Language III / Revolve Performance Art Days, Uppsala, Thụy Điển (2017), ‘All I have never seen’, Green Rooms, London, Anh (2017); ‘sound beneath earth’, Dyson Gallery, London, Anh (2016); ‘gravitas I’, Galeria Labirynt, Lublin, Poland (2016); ‘間 – ma’, Deutsches Theater, Berlin, Đức (2015); The myth of homo rudolfensis, Venice Biennale, Ý (2014), to name a few. Currently, Fritz lives and works in Ho Chi Minh City under Lectureship Program in Asia (August 2018 – August 2019), a scholarship granted by Robert Bosch Stiftung. He teaches Cutural Relation at Ho Chi Minh City Universtity of Social Sciences and Humanities and researches on performance art in Vietnam. Fritz is also the director of ‘Transient Creatures’ – a festival of subcultures, connecting performance art, queer art and food culture in Saigon in 2019.

Thông tin vé

Normal Ticket

120.000 VND
Vé ngừng bán online

Student and Salon Saigon Member Ticket

80.000 VND
Vé ngừng bán online

Nhà tổ chức

Salon Saigon

Salon Saigon is a refined and hidden-away space dedicated to contemporary creation and Vietnamese culture.
It is located in a two-floor historical house (belonging to US Ambassador Henry Cabot Lodge Jr and his family, during their stay in Saigon from 1963 to 1967) in downtown Ho Chi Minh City.
Salon Saigon’s name and concept refers to the Salons (gatherings) that flourished in France throughout the 17th and 18th centuries.
Its main function is the presentation of contemporary creation and Vietnamese culture through art exhibitions, performances, conferences, screenings, educational programs, and a unique collection of tri-lingual resources available at the library.
The Permanent Collection:
Salon Saigon permanent collection is displayed on the 2 floors and comprises art pieces by acclaimed contemporary Vietnamese artists such as Dinh Q. Le, The Propeller Group, Tiffany Chung, Oanh Phi Phi,Bui Cong Khanh, Nguyen Manh Hung, Truong Tan, Hoang Duong Cam while aiming to promote Vietnamese emerging artists as well.
The collection focuses on how artists put in perspective Vietnamese tradition and heritage with current issues.

Liên hệ nhà tổ chức