Giới thiệu

*SCROLL DOWN FOR ENGLISH*

Hăm ba Ông Táo về trời

Bình vôi ở lại chịu lời đắng cay

 

Hẳn trong tất cả chúng ta, ai cũng đã quen thuộc với hình ảnh ông Táo trong đời sống gia đình thường nhật. Tuổi thơ những ngày giáp Tết, ngoài việc rộn ràng phụ giúp cha mẹ sắm sửa và chuẩn bị cho một năm mới sắp tới, không thể thiếu việc mua cá chép phóng sinh về để lênchuẩn bị  bàn thờ ngày 23 tháng Chạp, tiễn ông Táo về trời dâng sớ để rồi sau Tết đó lại làm lễ rước ông về. Ông Táo, hay Táo quân, là vị gia thần luôn hiện hữu trong các gia đình Việt Nam nói riêng, và xã hội đại chúng Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, bạn đã bao giờ đặt câu hỏi rằng nguồn gốc của tục thờ cúng vị gia thần này có xuất xứ từ đâu chưa? Việc thờ cúng Táo quân ở ba miền Bắc, Trung, Nam có gì tương đồng và khác biệt? Ở Nam Bộ, dưới ảnh hưởng sự giao thoa giữa nhiều luồng văn hoá, hình tượng ông Táo đã có gì thay đổi so với các vùng còn lại của Việt Nam? Buổi thảo luận thứ Hai của CCD, ‘Táo quân – Nhất gia chi chủ’, sẽ mời các bạn nghiền ngẫm về những câu hỏi này với nhà nghiên cứu văn hoá Huỳnh Ngọc Trảng.

Sinh năm 1952 tại Quảng Ngãi, NNC Huỳnh Ngọc Trảng là tác giả và đồng tác giả của hơn 60 đầu sách, chiếm phần quan trọng trong số này là các sách về văn hóa, mỹ thuật và tâm linh, tín ngưỡng của vùng đất Nam bộ. Cách viết của nhà nghiên cứu nàyông ít khi nào dừng lại ở một thực thể hay vấn đề riêng lẻ, mà là xâu chuỗi và mở rộng biên độ một cách tối đa, nhằm tìm kiếm sự so sánh để nhận ra nét tương đồng và dị biệt. Ông cũng là đồng tác giả của cuốn Đặc khảo về tín ngưỡng thờ gia thần, một cuốn sách khảo cứu về các phong tục và tín lý thờ các gia thần ở Việt Nam.

_________________________________________________

On the 23rd Mandarin Tao returns to Heaven

The ceramic pots are left behind to bear harsh words

 

Mandarin Tao (Ông Táo) has become a very familiar figure to our everyday life, especially during Tet holiday when we celebrate Lunar New Year. These memorable days are not only marked with busy chores and a long list of things to purchase, but also rituals that are integral to prepare your household for the new year. One of these rituals falls on the day of the 23rd when we clean the Mandarin Tao’s altar and fill it with offerings to bid this guardian deity farewell before his journey to Heaven, only to welcome him back after Tet. Mandarin Tao is a house deity who has always been present in every Vietnamese households and our society and media at large. Nonetheless, have you ever asked yourself what is the origin of the rituals and customs to worship this deity? How do the worship practices of Mandarin Tao differ between North, Central, and South Vietnam? In the South, with many cultures present and interconnected, how has the figure of Mandarin Tao changed compared to other regions? CCD’s second discussion titled ‘Mandarin Tao – Head of the House Guardians’, invites you to contemplate on these queries with cultural researcher Huynh Ngoc Trang.

Born in 1952 in Quang Ngai, researcher Huynh Ngoc Trang is the author and co-author of more than 60 books; most of them focus on culture, arts, and spiritual practices of Southern Vietnam. His writing rarely focuses on just one single topic, but expands to encompass many subjects to compare and contrast them. He is also the co-author of the book Đặc khảo về tín ngưỡng thờ gia thần (Special research on the worship of house deities).

Thông tin vé

Vé phổ thông (General Tickets)

150.000 VND
Vé ngừng bán online

Vé đi kèm với một món đồ uống miễn phí.

Tịcket comes with a free drink.

Vé sinh viên (Student Tickets)

100.000 VND
Vé ngừng bán online

Cần xuất trình thẻ sinh viên hợp lệ. Vé đi kèm một món đồ uống miễn phí.

Appropriate student IDs need to be shown. Ticket comes with one free drink.

Nhà tổ chức

Thư quán Cội Việt

Thư quán Cội Việt là một tổ chức xã hội làm về giáo dục cộng đồng trẻ Việt Nam thông qua các lớp học và tour giáo dục tạp trung vào các chủ đề xây dựng kiến thức xã hội nền tảng và các chuyên đề về văn hoá lịch sử Việt Nam. Tổ chức cũng tổ chức các hoạt động để hỗ trợ các bạn trẻ thực hành suy nghĩ biện chứng và đọc các tư liệu đa dạng.





Thư quán Cội Việt is a social enterprise in the field of youth education, offering classes and tours that range from foundational social knowledge to specialized topics in Vietnamese history and culture. The organization also arranges activities that support youths to engage in critical thinking and reading diverse texts.





Liên hệ nhà tổ chức