Giới thiệu

Fleshcrawl do Stefan Hanus và Bastian Herzog thành lập từ đã gần ngót 20 năm (1987) dưới tên ban đầu là Morgöth. Năm 1990, sau khi ca sĩ chính Wendelin Dopfer rời band, Alex Pretzer vào thay và ban nhạc đổi tên thành Suffocation, cho một băng demo tên Festering Flesh. Sau bản demo, ban nhạc buộc phải đổi tên vì … trùng tên với, khỏi phải nói/bói, Suffocation của Mỹ. Vậy là Fleshcrawl ra đời, tung EP Lost in a Grave đầu tay ở Morbid Records năm 1991.

Năm 1992, Fleshcrawl ký hợp đồng với Black Mark Productions, và tháng 6 1992 nhóm thu âm album đầu tay, Descend Into the Absurd, ở studio Montezuma. Phát hành vừa được ít lâu, Mike Hanus, em trai thành viên sáng lập Stefan Hanus, vào thay Gero Schmidt trong vị trí guitar và năm 1993, nhóm thu âm album thứ 2, Impurity, ở Unisound của Dan Swanö.

Năm 1995, Markus Amann rời nhóm và Mike Hanus đảm nhận vị trí bass cho các buổi tập. Tháng 12 1995, Fleshcrawl ghi âm album thứ 3, Bloodsoul, phát hành vào năm 1996. Vừa phát hành xong, chẳng mấy chốc nhóm lại thu tiếp album thứ 4, Bloodred Massacre, phát hành năm 1997 với Sven Gros thay Alex Pretzer ở phần hát. Cả hai album đều thu tại Abyss Studio của Peter Tägtgren (Hypocrisy)

 

1998 đến nay
Năm 1998, Tobias Schick tham gia và đảm nhận vị trí bass, cho Mike Hanus về lại vị trí guitar. Sau Bloodred Massacre, Fleshcrawl rời Black Mark Productions và theo tour lưu diễn một tháng ròng với Kataklysm và Vader, tham gia các festival trong vai trò đánh khai màn cho Cannibal Corpse và Dark Funeral. Sau khi trở về, Fleshcrawl ký hợp đồng với Metal Blade, và tháng 1 2000, họ tung ra album thứ 5, As Blood Rains from the Sky, We Walk the Path of Endless Fire, thu âm tại Fredman Studio, thành phố Gothenburg, Thụy Điển.
Tháng 9 2001, Fleshcrawl tiếp tục thu âm album thứ 6, Soulskinner ở Underground Studio tại thành phố Västeras, Thụy Điển. Năm 2002, Stefan Hanus thay thế bằng Oliver Grbavac và nhóm diễn tại Wacken Open Air cùng năm. Tháng 11 2002, Fleshcrawl trình diễn lần đầu tiên tại Nhật, đánh mở màn cho Hypocrisy.
Năm 2003, ban nhạc chỉ tham gia một số ít liveshow để dành công sức sáng tác cho album thứ 7. Tháng 11 2003, Fleshcrawl lại vào Underground (Thụy Điển) để thu album mang tên Made of Flesh, có chất nhạc gần giống với Soulskinner. Made of Flesh phát hành tháng 2 sang năm, 2004, tại Châu Âu và Nhật, và tháng 3 tại Mỹ, nối tiếp bằng những show diễn trong đó có Summer Breeze Open Air tại Bavaria, Đức.

2005, Fleshcrawl tung ra album tuyển tập, Crawling in Flesh – The Best of Fleschcrawl, gồm 15 track nhạc trong 4 album đầu.
Đầu 2005, Nico Scheffler thay Tobias Schick trong vị trí bass và ban nhạc tiến hành sáng tác album thứ 8, Structures of Death được phát hành ở Châu Âu vào tháng 9, 2007. Sau đó, Fleshcrawl tiếp tục trình diễn ở trung Âu cùng Carnal Forge, Dismember, Enslaved, và Jungle Rot, cũng như các festival như Protzen và Queens of Metal Open Air.


Lối chơi:
Fleshcrawl vẫn giữ một chất riêng dù phong cách của nhóm đã có biến chuyển theo thời gian – thường được so sánh với các ban nhạc metal/melodic death Bắc Âu như Grave và Dismember. Họ tạo ra một tông guitar trung, quen thuộc, có tempo nhanh và những câu solo guitar ngắn, sử dụng hợp âm trầm. Tuy nhiên phần trống của ban nhạc từ giữa thập niên 90 tới nay, chủ yếu đánh tốc độ nhanh, có double-bass và blastbeat trải đều, lại được so với những ban nhạc brutal death metal như Nile hay Skinless, đồng thời vẫn giữ chìm ở nền nhạc như âm thanh thường thấy của melodic death metal
Đôi khi nhóm sử dụng organ và nhạc cụ khác như kèn và trống định âm vào nhạc, đặc biệt cho các đoạn hòa tấu và giang tấu. 
Chủ đề trong nhạc của Fleshcrawl vẫn đặc trưng của death metal, đề cập tới những vấn đề như mất trí, kinh sợ, tận thế, chiến tranh, giết chóc, ghét người, giết người, nô lệ, hiến sinh, gore và những chủ đề tương tự trong death metal.



ENGLISH

Fleshcrawl, although their overall style has evolved over the years, remains quite similar- and often compared to such Scandinavian/melodic death metal bands as Grave and Dismember. Like these bands, Fleshcrawl creates a familiar, mid-range guitar tone with rapid tempos and short guitar solos consisting of fast, nimble alto-range progressions. However, the band's drumwork since the mid-to-late 1990s, composed mainly of high-speed, rolling double-bass drums and blast beats is comparable to that of many brutal death metal bands, such as Nile and Skinless, but at the same time, is down-tuned enough to not lose its kinship with the melodic death metal genre.

Occasionally, they incorporate organs and other instruments, such as trumpets and kettle drums into their music, particularly in their instrumental intros and interludes.

Fleshcrawl's lyrical themes are generally characteristic of typical death metal, and encompass such concepts as insanity, horror, doomsday, war, murder, misanthropy, genocide, gore, slavery, and sacrifice, among other lyrical concepts familiar to death metal.

Thông tin vé

Early Bird

280.000 VND
Vé ngừng bán online

Door Ticket

350.000 VND
Vé ngừng bán online

Nhà tổ chức

VThrash Production

VThrash Production

Liên hệ nhà tổ chức