Giới thiệu

"Truyện Kiều" của Nguyễn Du là tác phẩm văn chương lớn của nền văn học Việt Nam. Từ thế kỉ 19, tác phẩm đã được đưa vào chương trình giáo dục quốc gia và đến nay vẫn được xem như một kho tàng chứa đầy kinh nghiệm sống cho cả nam giới và phụ nữ, đồng thời là nguồn cảm hứng vô tận cho giới mỹ thuật, sân khấu và điện ảnh. Vẻ đẹp ngôn ngữ cùng vô vàn những tình huống eo le của cuộc đời, những niềm hi vọng ẩn chứa trong câu chuyện, cuộc giải cứu thần kì và sự phục hồi phẩm giá của Kiều là một phần của di sản văn hóa Việt. Thông qua những trích dẫn và biểu đạt dí dỏm, Truyện Kiều tiếp tục tồn tại và mang lại niềm hi vọng rằng mọi khổ đau đời người rồi cũng sẽ khép lại bằng một cái kết có hậu.

Từ một góc nhìn khác, không khó để nhận ra một câu chuyện như sợi chỉ đỏ xuyên suốt nhiều thế kỷ nay về sự áp bức phụ nữ và nạn buôn người. Từ quan điểm đó, Truyện Kiều tựa như một câu chuyện cổ tích đáng sợ mang nhiều hình ảnh tinh tế, mà ở nơi trung tâm là một người phụ nữ bị đàn áp. Những tội ác ập đến với Kiều, cơ thể và tâm hồn cô bị chà đạp. Ngày nay, một câu chuyện như vậy buộc chúng ta phải thức tỉnh trước câu hỏi về sự tiến bộ của lịch sử, về giá trị và phẩm giá của con người trong thế giới này.
Hình ảnh nào về phụ nữ trở thành then chốt trong nền văn hóa của chúng ta?
Liệu hình ảnh người phụ nữ của Kiều còn phù hợp với thời đại? Điều gì đã đổi thay theo chiều dài hàng thập kỉ qua?
Những khuôn mẫu văn hóa truyền đời nào khiến phụ nữ phải uốn mình theo ý muốn của một trong số những giá trị và theo thói quen thống trị mà nam giới đặt ra? Nơi nào mang đến cho người phụ nữ sự tự do và tự tin mới để tạo ra hình ảnh mới, cách nhìn mới về Kiều?
Và cuối cùng là câu hỏi: Ngày nay chúng ta diễn giải và đọc Truyện Kiều như thế nào? Nàng Kiều trong mắt chúng ta giờ trông ra sao? Làm thế nào để đưa Truyện Kiều lên sân khấu hiện đại?

Đây là những câu hỏi xuyên suốt dự án sân khấu Nàng Kiều do Viện Goethe khởi xướng và hợp tác cùng Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam cùng bốn đạo diễn: Đạo diễn Amélie Niermeyer đến từ CHLB Đức, NSND - Đạo diễn Hồng Vân, NSƯT - Đạo diễn Trần Lực, và NSƯT - Đạo diễn Bùi Như Lai. Ở dự án sân khấu đặc biệt này, các đạo diễn không dựng kịch dựa trên cốt Truyện Kiều mà thông qua những giá trị vẫn mang tính thời đại của tác phẩm để phản ánh và đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi về phẩm giá và hình ảnh người phụ nữ.

Với tinh thần tìm kiếm cách tiếp cận mới mẻ với một tác phẩm kinh điển đã được nhiều lần dàn dựng trên sân khấu, đêm diễn với 4 tác phẩm – mỗi tác phẩm có độ dài 20 phút – mang phong cách thể nghiệm và đa phương tiện cùng các diễn viên trẻ, tràn đầy năng lượng sáng tạo sẽ biến hóa trên cùng một sân khấu nhiều không gian tương tác với nhiều lớp tốc độ, hiệu ứng, cảm nhận và suy ngẫm về giá trị và mối quan hệ giữa người với người, giữa những giá trị truyền đời và hiện đại, hay ở một khía cạnh khác về những khả năng sáng tạo mở ra cho sân khấu đương đại.

Thông tin vé

Vé loại A

200.000 VND
Vé ngừng bán online

Khán phòng chính

Vé loại B

150.000 VND
Vé ngừng bán online

Khu vực trên lầu

Nhà tổ chức

CN Viện Goethe CHLB Đức tại TP.HCM

Tổ chức phi lợi nhuận trực thuộc Bộ Ngoại Giao nước CHLB Đức với mục tiêu hoạt động thúc đẩy giao lưu văn hóa Việt Nam - CHLB Đức

Liên hệ nhà tổ chức