Giới thiệu

Được xếp vào hàng “ngũ tuyệt” cùng với đàn tranh, đàn cò, đàn kìm, và đàn tam, đàn tỳ bà có tiền thân là đàn barbat của Ba Tư theo con đường tơ lụa truyền vào Trung Quốc khoảng thế kỷ thứ V – VI, sau đó du nhập vào Việt Nam khoảng thế kỷ thứ XII. Theo Giáo sư Nguyễn Xuân Yên, cây đàn tỳ bà khi đến nước ta đã được Việt Nam hóa thông qua các kỹ thuật chơi đặc thù và bài bản theo hệ thống nhạc cổ Việt Nam.

 

Ngày nay, trong dàn nhạc đờn ca tài tử cũng như các hình thức biểu diễn khác đã ít còn thấy sự xuất hiện của đàn tỳ bà, một phần do tiếng đàn kén người nghe: âm thanh trầm đục gợi nhiều nỗi niềm với các ngón rung vỗ tinh tế nên chưa thu hút được người nghe vốn đã quen với âm thanh tròn dày, giòn giã. Đặc biệt, các ngón đàn tỳ bà truyền thống Việt Nam đang có nguy cơ thất truyền phần vì thiếu tài liệu, phần vì hiện nay ta bị ảnh hưởng nhiều bởi phong cách chơi đàn tỳ bà Trung Quốc hay nhạc khí phương Tây.

 

Nhận thấy các giá trị quý giá của đàn tỳ bà Việt Nam đối với âm nhạc từng vùng miền nói chung và văn hóa Việt Nam nói riêng, CCD trân trọng tổ chức chương trình CCD 4: Tấu khúc tỳ bà để giới thiệu về đàn tỳ bà Việt Nam với mong muốn:

  • Cung cấp cho khán thính giả những kiến thức cơ bản về lịch sử của đàn tỳ bà và tiến trình “bản địa hóa” của tỳ bà khi du nhập sang Việt Nam, tạo ra lối đánh đàn khác biệt với lối đánh của Trung Quốc.
  • Giảng giải “sự tiếp biến văn hoá” trong cách đánh đàn riêng của ba miền Bắc, Trung, Nam, đồng thời hướng dẫn cảm thụ một số xu hướng (theo lối cổ nhạc hay tân nhạc) và kỹ thuật cơ bản của đàn tỳ bà minh họa qua âm nhạc ba miền Bắc (nhạc chèo, dân ca), Trung (ca Huế), Nam (cải lương, đờn ca tài tử).
  • Chia sẻ tình hình phát triển của đàn tỳ bà Việt Nam thời hiện đại và việc đào tạo đàn tỳ bà hiện nay.

 

Trong chương trình lần này, CCD vinh dự được mời giáo sư Nguyễn Thanh làm diễn giả. Giáo sư Nguyễn Thanh (tên thật: Nguyễn Thị Thanh) tốt nghiệp Nhạc viện Hà Nội chuyên ngành Đàn Tỳ Bà vào năm 1966-1976. Sau năm 1975, cô chuyển vào Sài Gòn tham gia học tập và Giảng dạy tại Nhạc viện Thành phố. Với danh hiệu Giảng viên xuất sắc tại Nhạc viện Thành phố nhiều năm liền và kinh nghiệm giảng dạy từ năm 1976 đến năm 2012, cô đã đào tạo được nhiều lớp nghệ sỹ thành đạt tại Việt Nam. Ngoài công tác giảng dạy, Giáo sư Nguyễn Thanh còn là cộng tác viên của Đoàn Ca múa nhạc Bông Sen. Cô đã tham gia biểu diễn tại nhiều chương trình nghệ thuật trong và ngoài nước như chương trình “Gyeongju World Traditional Wind Instruments Festival”, Hàn Quốc, 2012 và chương trình Đại hội Âm nhạc Truyền thống, Paris, 2017.

 

Trân trọng kính mời quý khán thính giả tham gia chương trình và giao lưu với Giáo sư Nguyễn Thanh cùng CCD.

 

Tài liệu tham khảo:

1. Gs. Nguyễn Xuân Yên, “Khảo luận đàn tỳ bà Việt Nam” 

2. Gs Nguyễn Xuân Yên, “Sơ Lược Về Kỹ Thuật Đàn Tỳ Bà Việt”

 

______________________________________________

Considered one of the “Greatest Five Instruments” along with đàn tranh (16-chord zither), đàn cò (a bowed string instrument with 2 strings), đàn kìm (moon lute), and đàn tam (3-string Vietnamese lute), đàn tỳ bà (4-string Vietnamese lute) traced its origin back to an instrument called barbat of Baghdad, which traveled to China via the Silk Road in the 5th – 6th century and eventually entered Vietnam in the 12th century. According to professor Nguyen Xuan Yen, tỳ bà has been Vietnamized with specific plucking techniques to produce sounds that fit the local system of traditional music.

 

Nowadays, the presence of ty ba has diminished in Vietnamese traditional forms of performance. Because the music produced by tỳ bà is delicate and sublime, requiring complex plucking techniques, it is difficult for the instrument to appeal to the masses, who are more in tune with upbeat music. This leads to the gradual extinction of the instrument, partly due to lack of materials about it and partly due to the traditional style being replaced by Chinese-influenced style or Western music.

 

Recognizing the cultural values of the Vietnamese tỳ bà, especially its contribution to each region of Vietnam in particular and the country in general, CCD wants to introduce our September talk, CCD 4: Serenade of Tỳ bà, to introduce this fascinating instrument. Our aims are to:

  • Provide the audiences with basic knowledge about the history of tỳ bà, its “localization” process upon entering Vietnam, and its disparity in techniques from the Chinese techniques
  • Analyze the concept of “cultural divergence”, shown in the differences in techniques between three regions of North, Central, and South Vietnam. Also, we want to introduce the audience to basic understanding and appreciation for the Vietnamese tỳ bà’s playing styles (traditional and modern) and fundamental techniques, demonstrated through the music from three regions: chèo and dân ca (North); ca Huế (Central); cải lương and đờn ca tài tử (South).  
  • Discuss the current development of tỳ bà in Vietnam and the issues in teaching of this instrument in contemporary society.

 

For this program, CCD is honored to invite Professor Nguyễn Thanh as our speaker. Professor Nguyễn Thanh (full name: Nguyễn Thị Thanh) attended and graduated from the Hanoi Music Acedemy, specialized in Tỳ Bà, from 1966-1976. After 1975, she moved to Saigon to study and teach at the HCMC Music Academy. A dedicated teacher with years of experience from 1976 to 2012, she has successfully mentored many generations of artists and performers in Vietnam. In addition to her teaching career, Professor Nguyen Thanh also collaborates with the performance group Lotus. She has performed at many cultural events inside and outside the country such as the Gyeongju World Traditional Wind Instruments Festival, South Korea, 2012, and the Festival of Traditional Instruments, Paris, France, 2017.

 

We cordially invite you to join us for CCD4, listen, and discuss with Professor Nguyễn Thanh and CCD.

 

References:

1. Prof. Nguyễn Xuân Yên, “Khảo luận đàn tỳ bà Việt Nam” 

2. Prof. Nguyễn Xuân Yên, “Sơ Lược Về Kỹ Thuật Đàn Tỳ Bà Việt”

 

Thông tin vé

Vé phổ thông (General Ticekts)

150.000 VND
Vé ngừng bán online

Vé đi kèm với một món đồ uống miễn phí.

Tịcket comes with a free drink.

Vé sinh viên (Student Tickets)

100.000 VND
Vé ngừng bán online

Cần xuất trình thẻ sinh viên hợp lệ. Vé đi kèm một món đồ uống miễn phí.

Appropriate student IDs need to be shown. Ticket comes with one free drink.

Nhà tổ chức

Thư quán Cội Việt

Thư quán Cội Việt là một tổ chức xã hội làm về giáo dục cộng đồng trẻ Việt Nam thông qua các lớp học và tour giáo dục tạp trung vào các chủ đề xây dựng kiến thức xã hội nền tảng và các chuyên đề về văn hoá lịch sử Việt Nam. Tổ chức cũng tổ chức các hoạt động để hỗ trợ các bạn trẻ thực hành suy nghĩ biện chứng và đọc các tư liệu đa dạng.



Thư quán Cội Việt is a social enterprise in the field of youth education, offering classes and tours that range from foundational social knowledge to specialized topics in Vietnamese history and culture. The organization also arranges activities that support youths to engage in critical thinking and reading diverse texts.



Liên hệ nhà tổ chức