Giới thiệu

Dự báo về sức khỏe của khối doanh nghiệp trong năm tới, Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (NCIF) thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, sẽ có nhiều yếu tố có thể khuyến khích, thúc đẩy hoạt động sản xuất và xuất khẩu cho các doanh nghiệp. Có thể kể đến các yếu tố như: sự cải thiện về môi trường kinh doanh; nhiều chính sách cải cách quan trọng được thực thi khi Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư đi vào cuộc sống; lạm phát thấp góp phần ổn định chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Trên thế giới đang diễn ra sự phát triển mạnh mẽ của khoa học-công nghệ thúc đẩy sự phát triển của cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Nhiều nước đã điều chỉnh chiến lược phát triển, tăng cường liên kết, vừa hợp tác, vừa cạnh tranh, nhất là trong thương mại, đầu tư, khoa học, công nghệ. Cộng đồng ASEAN đi vào hoạt động từ năm 2016 mở ra nhiều cơ hội, song cũng đặt ra những thách thức đối với các nước thành viên ASEAN.

Nhiều khảo sát thực tế cho thấy, yếu tố thúc đẩy xu hướng tiêu dùng tại thị trường Việt Nam là do độ tin cậy đối với thương hiệu hàng Việt Nam tăng lên theo từng năm, đồng thời nhiều nhãn hàng Việt Nam đã có thể cạnh tranh với nhãn hàng nước ngoài. Việt Nam đang là nền kinh tế phát triển và có nhu cầu thật sự về tiêu thụ nội địa. Đó chính là động lực thay đổi của nền kinh tế.

TẠI SAO CẦN DOANH NHÂN HỢP LỰC?

  1. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tác động lớn đến doanh nghiệp trong tương lai không xa. Nếu doanh nghiệp Việt không chuẩn bị sẽ đánh mất cơ hội vươn lên trên thị trường và tồi tệ hơn là có thể dẫn đến ngưng hoạt động hay phá sản.
  2. Chính sách ưu đãi từ các Hiệp hội tại Tp. Hồ Chí Minh; Tp. Hà Nội; Tp. Đà Nẵng; Tp. Cần Thơ hỗ trợ doanh nghiệp phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh cần được lan truyền rộng khắp và ứng dụng thực tế.
  3. Ứng dụng công nghệ thông tin đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ, nâng cao năng lực cạnh tranh và tối ưu hóa năng suất lao động trong thời đại số chưa đạt mức tiêu chuẩn.
  4. Các hiệp định thương mại tạo ra nhiều thay đổi trong nền kinh tế, doanh nghiệp cần nắm bắt được cơ hội, thách thức cùng những quy tắc trong ngành để có sự chuẩn bị và hội nhập tốt nhất có thể.
  5. Tạo cơ hội kết nối kinh doanh, hợp tác mở rộng thị trường và xúc tiến thương mại mạnh mẽ với các thị trường trong cộng đồng nền kinh tế ASEAN, Châu Á nói riêng và thế giới nói chung.

VẤN ĐỀ CHIA SẺ

Phần 1: “Chương trình đồng hành của Hiệp hội doanh nghiệp địa phương”
Đại diện Hiệp Hội Doanh nghiệp địa phương trình bày về những chính sách của hiệp hội hỗ trợ doanh nghiệp tại địa phương, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ bao gồm các chính sách về vốn và vay vốn, chính sách về thuế, phí và lệ phí; chính sách cải cách hành chính, …

Phần 2: “Sự biến động của nền kinh tế - Đâu là lối đi dài cho doanh nghiệp?”
Chia sẻ về vị thế và khả năng hiện tại của các Doanh nghiệp Việt Nam trong thời kì hội nhập; sự chuẩn bị về nhân lực, vật lực, tài lực trước sức ép từ rất nhiều các doanh nghiệp ngoài nước sẽ đến Việt Nam khi các hiệp định FTA có hiệu lực. Từ đó, chuyên gia và người tham dự đưa ra những phương hướng mới để giúp Doanh nghiệp tồn tại và phát triển bền vững.

Phần 3: “Định hướng chiến lược bền vững dựa trên những chính sách phát triển và giải pháp công nghệ”
Những định hướng giải pháp giúp doanh nghiệp tìm được chiến lược phù hợp với nguồn nhân lực và tài lực. Những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đến từ nhà nước giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững, giảm tối đa tình trạng doanh nghiệp tạm dừng hoạt động, giải thể hay phá sản. Bên cạnh những chính sách từ các hiệp hội và chuyên gia, Doanh nghiệp sẽ nhận được sự hỗ trợ từ các đơn vị đối tác công nghệ về các ứng dụng sử dụng trong hệ thống quản lý và điều hành doanh nghiệp giúp giải quyết bài toán về chi phí và nhân lực.

Phần 4: Tọa đàm cùng chuyên gia
Tọa đàm là thời gian kết nối đa chiều giữa các doanh nghiệp, giữa các chuyên gia và giữa doanh nghiệp – chuyên gia để có những câu trả lời phù hợp nhất giúp doanh nghiệp giải đáp những nghi vấn về chiến lược và hiện thực hóa định hướng chiến lược lâu dài, bền vững thông qua những giải pháp, đặc biệt là giải pháp công nghệ trong thời đại số khi nền kinh tế biến động.

ĐỐI TƯỢNG THAM DỰ

  • Chủ tịch
  • Tổng Giám Đốc/ Giám Đốc Điều Hành
  • Phó Tổng Giám Đốc/ Giám Đốc các bộ phận đối với doanh nghiệp có quy mô
  • Doanh nghiệp mong muốn tối ưu hóa quá trình cộng tác thời đại số thông qua các giải pháp công nghệ trong hoạt động quản trị và bán hàng
  • Doanh nghiệp có mối quan tâm về thương mại tự do, xuất siêu từ Việt Nam sang các nước EU, thuế quan và phi thế quan.

QUYỀN LỢI DÀNH CHO KHÁCH THAM GIA(*)

  1. Cập nhật xu hướng kinh doanh thời đại số
  2. Gặp gỡ chuyên gia, chia sẻ những vướng mắc trong hoạt động quản trị, cộng tác nhóm và bán hàng.
  3. Tư duy giải pháp bền vững, phát triển kinh doanh trong sự biến đổi và trước những thách thức mới từ nền kinh tế thời đại số
  4. Kết nối kinh doanh cùng 1.500 doanh nhân, doanh nghiệp trên toàn quốc
  5. Cơ hội quảng bá sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp trên hệ thống mạng xã hội kết nối doanh nghiệp

 (*) Quyền lợi dành cho khách tham gia có thể thay đổi tùy tình hình thực tế và quyết định của Ban Tổ Chức là quyết định cuối cùng.

Thông tin vé

Doanh nhân Hợp lực 4.0

Miễn Phí
Ngừng đăng ký online

Nhà tổ chức

Công ty Cổ phần Đào tạo và Truyền thông Sài Gòn

STMC hội tụ các doanh nhân uy tín mong muốn tạo sân chơi đẳng cấp của doanh nhân và doanh nghiệp Việt Nam.

STMC tạo ra mối liên kết vững mạnh trong cộng đồng Doanh Nhân Việt Nam, tối ưu hóa sức mạnh của sự liên kết, tạo ra những giá trị bền vững, kiến tạo những thành công cho doanh nghiệp và doanh nhân Việt Nam. p nhật thông tin nhà tổ chức ở đây

Liên hệ nhà tổ chức